Tàu Hải cảnh của Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam. (Nguồn: Cảnh sát biển/TTXVN)
Sau đó một ngày (9/6/2014), Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc, Vương Minh đã gửi tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon “bức thư trình bày quan điểm” của Trung Quốc về hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) và yêu cầu Tổng thư ký Ban Ki-moon phải công bố bức thư này tới 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc.
Nội dung của bài viết đăng trên website của Bộ Ngoại giao và “bức thư trình bày quan điểm” của Trung Quốc về cơ bản là giống nhau, vẫn một luận điệu vu khống, bịa đặt trắng trợn, tố cáo Việt Nam.
Trong “bức thư trình bày quan điểm,” Trung Quốc ngang nhiên khẳng định: “Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã tiến hành các hoạt động khảo sát địa chấn trong khu vực 10 năm qua và việc triển khai giàn khoan Hải Dương-981 là sự tiếp nối bình thường của quá trình thăm dò tại khu vực thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc.”
Trong khi đó, cả thế giới đều biết là từ ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ở sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Trung Quốc đã trắng trợn bịa đặt rằng: “Ngay sau khi Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương-981, Việt Nam đã đưa một số lượng lớn tàu thuyền, bao gồm cả tàu vũ trang, dùng sức mạnh ngăn chặn hoạt động của các tàu hộ tống giàn khoan và tàu công vụ của Trung Quốc đồng thời Việt Nam triển khai người nhái, thợ lặn và thả nhiều vật dụng gây cản trở trong khu vực giàn khoan, kể cả lưới đánh cá và vật cản nổi gây khó khăn cho hoạt động của các tàu Trung Quốc. Vào lúc 5 giờ sáng 7/6, có tới 63 tàu Việt Nam đã cố gắng phá vòng vây của tàu Trung Quốc bằng cách húc vào các tàu Trung Quốc 1.416 lần, để tiến gần hơn đến giàn khoan.”
Phía Trung Quốc đã không biết ngượng khi bịa ra một chuyện không có thật. Cả thế giới đều biết, về tiềm lực kinh tế, Việt Nam còn kém xa so với Trung Quốc.
Các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam làm nhiệm vụ trên thực địa vừa ít về số lượng, vừa nhỏ về kích thước so với các tàu của Trung Quốc. Cho nên, kể cả với những người giàu sức tưởng tượng nhất cũng không dám hình dung các tàu thực thi pháp luật, tàu cá của Việt Nam cố tình tấn công các tàu Trung Quốc, mà lại tiến công đến 1.416 lần.
Rõ ràng đây là sự bịa đặt, là sự bóp méo sự thật. Chính các nhà báo nước ngoài trên các tàu cảnh sát biển Việt Nam cũng đã chứng kiến cảnh hàng chục tàu hải cảnh, ngư chính của Trung Quốc bao vây, ngăn chặn, dùng vòi rồng tấn công một tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Vẫn giọng điệu vu cáo như vậy, phía Trung Quốc cho rằng: “Những hành động trên của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng an toàn cho các nhân viên và giàn khoan, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc.”
Có thể thấy một cách rõ ràng là chính Trung Quốc mới là người vi phạm nghiêm trọng những quy định rất quan trọng của Hiến chương Liên hợp quốc, cụ thể là Điều 1 quy định về mục tiêu, nhiệm vụ của Liên hợp quốc cũng như các quốc gia thành viên. Trong đó, để đạt được mục tiêu gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp trong việc giải quyết tranh chấp, đặc biệt là biện pháp hòa bình trong giải quyết tranh chấp quốc tế.
Điều 2 của Hiến chương cũng quy định một loạt các nguyên tắc lớn, trong đó có nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, cấm dùng vũ lực đe dọa trong quan hệ quốc tế, giải quyết mọi tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Với hành động đang diễn ra trên Biển Đông hiện nay, Trung Quốc đã vi phạm những nguyên tắc lớn này của Hiến chương.
Trung Quốc đã trắng trợn cho rằng: “Khi phải đối mặt với các hành động khiêu khích của Việt Nam, Trung Quốc đã kiềm chế và sử dụng các biện pháp tự vệ cần thiết. Các tàu của Trung Quốc được cử đến thực địa nhằm bảo đảm an toàn cho giàn khoan, bảo đảm an toàn cho hoạt động sản xuất trên biển và an toàn tự do hàng hải đồng thời, kể từ ngày 2/5, Trung Quốc đã hơn 30 lần liên lạc với Việt Nam ở tất cả các cấp, yêu cầu Việt Nam chấm dứt các hành động quấy rối. Nhưng rất đáng tiếc, phía Việt Nam vẫn tiếp tục các hành động quấy rối.”
Vậy sự thật trên thực địa thì như thế nào? Kể từ khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ở sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc đã huy động một số lượng lớn tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính, tàu cá và một số tàu quân sự, tàu kéo thuộc Hạm đội Nam Hải, cao điểm nhất lên đến gần 140 chiếc.
Các tàu của Trung Quốc đã chủ động gây hấn, đâm va, tiến công, khiêu khích các tàu của Việt Nam với thái độ hung hăng, táo tợn, bất chấp các hậu quả xảy ra. Ngày 26/5, với sự hỗ trợ của 4 tàu hải cảnh, hàng chục tàu cá của Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác ở ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gầy đây nhất là lúc 14 giờ ngày 7/6, một tàu kéo Trung Quốc mang số hiệu 281 đã lao với tốc độ lớn đâm thẳng vào mạn trái tàu kiểm ngư KN-62 của Việt Nam.
Tại khu vực giàn khoan, Trung Quốc đang triển khai khoảng 120 tàu, gồm 40 tàu hải cảnh, hơn 30 tàu vận tải và tàu kéo; 45 tàu cá và 4 tàu quân sự (hai tàu quét mìn và hai tàu hộ vệ tên lửa). Bên cạnh đó, Trung Quốc còn dùng máy bay trinh sát Y-8 bay nhiều vòng ở khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 250-300m. Để cản trở tàu Việt Nam tiến gần giàn khoan, các tàu của Trung Quốc đã tổ chức thành từng nhóm, hung hãn và manh động gây hấn với các tàu Việt Nam. Các tàu này sẵn sàng đâm va, hú còi, phun vòi rồng vào các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam.
Còn thực hư việc Trung Quốc “đã hơn 30 lần liên lạc với Việt Nam…” thì như thế nào? Phát biểu tại phiên họp Chính phủ ngày 29.5, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Kể từ lúc xảy ra vụ việc, Việt Nam đã dồn sức đấu tranh ngoại giao. Trong hơn 30 lần gặp gỡ, giao thiệp, Việt Nam đã chỉ rõ sai trái, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan” nhưng đã không được phía Trung Quốc đáp ứng. Vậy mà, Trung Quốc đã “đổi trắng thay đen,” tố cáo ngược lại Việt Nam.
Cũng trong “bức thư trình bày quan điểm” và bài viết trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh đã viện dẫn hàng loạt cái gọi là “chứng cứ lịch sử” để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.
Nhưng Trung Quốc lại “quên” viện dẫn việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để đánh chiếm các nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1956 và nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Trung Quốc đã vi phạm quy định về quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “chiếm hữu thật sự” tại Điều 3, Điều 34, Điều 35 của Định ước Berlin ký ngày 26.6.1885. Theo đó, quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình một cách hiệu quả, thích hợp với những điều kiện tự nhiên, dân cư ở trên vùng lãnh thổ đó. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền phải hòa bình, liên tục, rõ ràng; dùng vũ lực để xâm chiếm là phi pháp, không được thừa nhận./.
Nội dung của bài viết đăng trên website của Bộ Ngoại giao và “bức thư trình bày quan điểm” của Trung Quốc về cơ bản là giống nhau, vẫn một luận điệu vu khống, bịa đặt trắng trợn, tố cáo Việt Nam.
Trong “bức thư trình bày quan điểm,” Trung Quốc ngang nhiên khẳng định: “Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã tiến hành các hoạt động khảo sát địa chấn trong khu vực 10 năm qua và việc triển khai giàn khoan Hải Dương-981 là sự tiếp nối bình thường của quá trình thăm dò tại khu vực thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc.”
Trong khi đó, cả thế giới đều biết là từ ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ở sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Trung Quốc đã trắng trợn bịa đặt rằng: “Ngay sau khi Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương-981, Việt Nam đã đưa một số lượng lớn tàu thuyền, bao gồm cả tàu vũ trang, dùng sức mạnh ngăn chặn hoạt động của các tàu hộ tống giàn khoan và tàu công vụ của Trung Quốc đồng thời Việt Nam triển khai người nhái, thợ lặn và thả nhiều vật dụng gây cản trở trong khu vực giàn khoan, kể cả lưới đánh cá và vật cản nổi gây khó khăn cho hoạt động của các tàu Trung Quốc. Vào lúc 5 giờ sáng 7/6, có tới 63 tàu Việt Nam đã cố gắng phá vòng vây của tàu Trung Quốc bằng cách húc vào các tàu Trung Quốc 1.416 lần, để tiến gần hơn đến giàn khoan.”
Phía Trung Quốc đã không biết ngượng khi bịa ra một chuyện không có thật. Cả thế giới đều biết, về tiềm lực kinh tế, Việt Nam còn kém xa so với Trung Quốc.
Các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam làm nhiệm vụ trên thực địa vừa ít về số lượng, vừa nhỏ về kích thước so với các tàu của Trung Quốc. Cho nên, kể cả với những người giàu sức tưởng tượng nhất cũng không dám hình dung các tàu thực thi pháp luật, tàu cá của Việt Nam cố tình tấn công các tàu Trung Quốc, mà lại tiến công đến 1.416 lần.
Rõ ràng đây là sự bịa đặt, là sự bóp méo sự thật. Chính các nhà báo nước ngoài trên các tàu cảnh sát biển Việt Nam cũng đã chứng kiến cảnh hàng chục tàu hải cảnh, ngư chính của Trung Quốc bao vây, ngăn chặn, dùng vòi rồng tấn công một tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Vẫn giọng điệu vu cáo như vậy, phía Trung Quốc cho rằng: “Những hành động trên của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng an toàn cho các nhân viên và giàn khoan, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc.”
Có thể thấy một cách rõ ràng là chính Trung Quốc mới là người vi phạm nghiêm trọng những quy định rất quan trọng của Hiến chương Liên hợp quốc, cụ thể là Điều 1 quy định về mục tiêu, nhiệm vụ của Liên hợp quốc cũng như các quốc gia thành viên. Trong đó, để đạt được mục tiêu gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp trong việc giải quyết tranh chấp, đặc biệt là biện pháp hòa bình trong giải quyết tranh chấp quốc tế.
Điều 2 của Hiến chương cũng quy định một loạt các nguyên tắc lớn, trong đó có nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, cấm dùng vũ lực đe dọa trong quan hệ quốc tế, giải quyết mọi tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Với hành động đang diễn ra trên Biển Đông hiện nay, Trung Quốc đã vi phạm những nguyên tắc lớn này của Hiến chương.
Trung Quốc đã trắng trợn cho rằng: “Khi phải đối mặt với các hành động khiêu khích của Việt Nam, Trung Quốc đã kiềm chế và sử dụng các biện pháp tự vệ cần thiết. Các tàu của Trung Quốc được cử đến thực địa nhằm bảo đảm an toàn cho giàn khoan, bảo đảm an toàn cho hoạt động sản xuất trên biển và an toàn tự do hàng hải đồng thời, kể từ ngày 2/5, Trung Quốc đã hơn 30 lần liên lạc với Việt Nam ở tất cả các cấp, yêu cầu Việt Nam chấm dứt các hành động quấy rối. Nhưng rất đáng tiếc, phía Việt Nam vẫn tiếp tục các hành động quấy rối.”
Vậy sự thật trên thực địa thì như thế nào? Kể từ khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ở sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc đã huy động một số lượng lớn tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính, tàu cá và một số tàu quân sự, tàu kéo thuộc Hạm đội Nam Hải, cao điểm nhất lên đến gần 140 chiếc.
Các tàu của Trung Quốc đã chủ động gây hấn, đâm va, tiến công, khiêu khích các tàu của Việt Nam với thái độ hung hăng, táo tợn, bất chấp các hậu quả xảy ra. Ngày 26/5, với sự hỗ trợ của 4 tàu hải cảnh, hàng chục tàu cá của Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác ở ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gầy đây nhất là lúc 14 giờ ngày 7/6, một tàu kéo Trung Quốc mang số hiệu 281 đã lao với tốc độ lớn đâm thẳng vào mạn trái tàu kiểm ngư KN-62 của Việt Nam.
Tại khu vực giàn khoan, Trung Quốc đang triển khai khoảng 120 tàu, gồm 40 tàu hải cảnh, hơn 30 tàu vận tải và tàu kéo; 45 tàu cá và 4 tàu quân sự (hai tàu quét mìn và hai tàu hộ vệ tên lửa). Bên cạnh đó, Trung Quốc còn dùng máy bay trinh sát Y-8 bay nhiều vòng ở khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 250-300m. Để cản trở tàu Việt Nam tiến gần giàn khoan, các tàu của Trung Quốc đã tổ chức thành từng nhóm, hung hãn và manh động gây hấn với các tàu Việt Nam. Các tàu này sẵn sàng đâm va, hú còi, phun vòi rồng vào các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam.
Còn thực hư việc Trung Quốc “đã hơn 30 lần liên lạc với Việt Nam…” thì như thế nào? Phát biểu tại phiên họp Chính phủ ngày 29.5, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Kể từ lúc xảy ra vụ việc, Việt Nam đã dồn sức đấu tranh ngoại giao. Trong hơn 30 lần gặp gỡ, giao thiệp, Việt Nam đã chỉ rõ sai trái, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan” nhưng đã không được phía Trung Quốc đáp ứng. Vậy mà, Trung Quốc đã “đổi trắng thay đen,” tố cáo ngược lại Việt Nam.
Cũng trong “bức thư trình bày quan điểm” và bài viết trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh đã viện dẫn hàng loạt cái gọi là “chứng cứ lịch sử” để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.
Nhưng Trung Quốc lại “quên” viện dẫn việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để đánh chiếm các nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1956 và nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Trung Quốc đã vi phạm quy định về quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “chiếm hữu thật sự” tại Điều 3, Điều 34, Điều 35 của Định ước Berlin ký ngày 26.6.1885. Theo đó, quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình một cách hiệu quả, thích hợp với những điều kiện tự nhiên, dân cư ở trên vùng lãnh thổ đó. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền phải hòa bình, liên tục, rõ ràng; dùng vũ lực để xâm chiếm là phi pháp, không được thừa nhận./.
Theo VŨ HOÀI NAM (TTXVN/VIETNAM+)