Trung Quốc xây cao tốc dưới Vạn Lý Trường Thành

Tuyến đường sắt cao tốc nối liền 2 thành phố Bắc Kinh-Trương Gia Khẩu sẽ có chiều dài 174km, với nhà ga dự kiến sẽ cao 3 tầng và có diện tích sàn 36.000 mét vuông bao gồm nền, lối vào và lối ra. Đường sắt sẽ được xây dựng ngầm 102m so với mặt đất.

Ông Longzhen, quản lý công ty xây dựng Đường sắt số 5 cho biết: "Hành khách sẽ ra vào ga nằm cách mặt đất 100m và nó sẽ rất an toàn. Một thang cuốn sẽ được vận hành để đưa hành khách lên xuống ga điện ngầm, và đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa thang máy nghiêng vào sử dụng. 

Tuyến đường sắt cao tốc nối liền 2 thành phố Bắc Kinh-Trương Gia Khẩu sẽ có chiều dài 174km. Ảnh: ecns

Theo ông Chen Bin, tổng tư lệnh của dự án cho biết, việc đào hầm ngầm là vô cùng phức tạp bởi vì tuyến đường sắt phải đi qua 78 hang động và rất nhiều nút giao thông.

Được biết, từ khi đường hầm được khởi công hồi ngày 15-4-2016, công nhân đã phải đối mặt với lớp đá cứng. Bình thường, công nhân có thể đào 6-8m/ngày nhưng những tảng đá cứng khiến công việc bị chậm trể, chỉ còn đào được tầm 2m/ngày.

Để tránh ảnh hưởng các công trình trên mặt đất, đặc biệt là Vạn Lý Trường Thành và tuyến đường sắt Bắc Kinh - Trương Gia Khẩu, các máy đào hầm khổng lồ không được đưa vào sử dụng, công nhân chỉ được dùng phương pháp phá đá bằng thiết bị nổ điện tử để kiểm soát độ rung động. Ước tính đến nay, các công nhân đã thực hiện hơn 4500 vụ nổ.

Một vấn đề khác khi thi công đường hầm là nước ngầm. Mỗi ngày, công nhân phải bơm ít nhất 19.000 mét khối nước, tương đương khoảng 10 bể bơi ra khỏi hầm.

Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Trương Gia Khẩu dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019, cho phép hành khách đi lại giữa hai thành phố chỉ trong một giờ. Dự án quan trọng này nhằm chào đón Thế vận hội mùa đông năm 2022.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.