Vật tư y tế trong nước: Khó vì đầu tư lớn nhưng giá bán ra phải thấp

(PLO)- Các cơ sở sản xuất, cung ứng vật tư y tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn về cạnh tranh giá, đấu thầu, xin giấy phép lưu hành...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 16-8, tại hội thảo Doanh nghiệp trong nước sản xuất thiết bị y tế công nghệ cao: Thời cơ và hội nhập của Nhà máy Wembley Medical, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đã chia sẻ về tầm quan trọng của sản xuất, cung ứng thiết bị, vật tư y tế trong nước.

Theo ông Nam, nhiệm vụ quan trọng của ngành thiết bị y tế và ngành dược là đảm bảo cung ứng thường xuyên, đầy đủ vật tư y tế và thuốc chất lượng đến tay người dùng.

Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước; chính sách ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.

UBND TP.HCM cũng đã phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp dược TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó sẽ hình thành và phát triển khu công nghiệp chuyên ngành y dược với các nhà máy sản xuất dược phẩm, thiết bị, vật tư y tế...

Theo ông Nam, Luật đấu thầu có nêu rõ những chính sách ưu đãi cho sản xuất vật tư y tế trong nước và ứng dụng các sản phẩm này trong cơ sở y tế.

Vật tư y tế
PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Ngành thiết bị y tế nước ta rất cần những giải pháp đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ vào nghiên cứu, vận hành và sản xuất nhằm cung cấp kịp thời, chất lượng và cạnh tranh trong toàn chuỗi cung ứng” - ông Nam nhấn mạnh.

Bà Trần Thị Ngọc Thúy, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần nhà máy Wembley Medical, chia sẻ hiện nay việc nhập khẩu nguyên vật liệu gặp khó do ngành công nghiệp trong nước chưa đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế phải đầu tư lớn vào thiết bị, máy móc, nhà xưởng… trong khi giá thành sản phẩm vẫn phải đảm bảo thấp, cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Tiếp đó là khó khăn trong đấu thầu do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về danh mục hồ sơ chứng minh tỉ lệ nội địa hóa của sản phẩm. Thời gian cấp giấy phép lưu hành khá lâu...

Hiện các cơ sở sản xuất vật tư y tế hầu hết đưa công nghệ từ nước ngoài về. Thiết nghĩ các cơ sở cần Việt hóa quy trình sản xuất cho phù hợp với nhu cầu trong nước, thời gian tới sẽ kết nối với các bệnh viện, từ đó nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu của bệnh viện, cung ứng sản phẩm chất lượng tốt mà giá cả phải chăng...

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm