Nhóm phóng viên Pháp Luật TP.HCM, Tuổi Trẻ, Vnexpress, Người Lao Động bỏ xe ở một cái lán giữa rừng, chuẩn bị lội bộ 12 km đường rừng vào thăm nhà Gip A Dưỡng.
Chị Nguyễn Thị Hường chỉ mong sao có một mái nhà và kế sinh nhai khác để ra khỏi rừng, để những đứa con của vợ chồng chị không phải tiếp tục sống giữa rừng sau như muông thú.
Những đứa trẻ ngạc nhiên và lạ lẫm khi được xem ảnh chụp chúng trên điện thoại
Đối với Gịp A Dưởng, cuộc sống là một vòng lẩn quẫn và bế tắc. “Đời tôi đã sống trong rừng, con cái sau này chẳng lẽ lại tiếp tục như cha nó?”, anh nói.
PV Báo Pháp Luật TP.HCM trao số tiền 25,5 triệu đồng mà một số bạn bè trên mạng xã hội facebook ủng hộ gia đình Gịp A Dưỡng
10 tuổi đầu, những đứa trẻ này đã bươn chải vạt thông lấy dầu phụ cha bán kiếm tiền đong gao. Chúng có thể vác can dầu 20 lít băng rừng xuống chân núi, rồi từ đó vác 30 kg gạo về rừng
Túp lều rách nát giữa rừng này là nơi trú ngụ của sau con người gồm hai vợ chồng và bốn em bé
Bữa cơm chiều trong căn nhà dột nát
“nhà” của họ lọt thỏm giữa rừng Sông Mao
A Sáng có một cái đài cũ, lũ trẻ con cũng nghe nhưng chẳng hiểu gì. Chúng không đi học, không biết chữ, không có bạn và năm thì mười họa mới có một ngwoif thợ rừng ghé thăm nhà.
Với những đứa trẻ này, một cuộc sống bình thường wor làng quê đã là thiên đường
Ở rừng sâu, bạn bè của chúng là con gà, con mèo và một con chó cụt chân vì vướng bẫy
Nhà nước đóng cửa rừng từ 1995. Cả mênh mông rừng rậm giáp ranh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng, chỉ có gia đình A Sáng sinh sống, thi thoảng có những người rri rừng nhặt dầu rái (nhựa thông)