Lãi suất tiền gửi sẽ tạm ngừng tăng?

(PLO)- Nhiều khả năng đà tăng lãi suất huy động sẽ chậm lại trong vài tháng tới đây nhưng sang đến quý IV có thể tăng trở lại khi Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tín dụng cho các nhà băng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Số liệu mới cập nhật từ Công ty chứng khoán SSI cho thấy, tính đến ngày 20-6, tín dụng tăng 8,51% và huy động vốn tăng 3,97% so với mức 3,13% cuối năm 2021.

Như vậy, chỉ trong 6 tháng đầu năm, lượng tín dụng bơm mới vào thị trường đạt hơn 888.000 tỉ đồng, trong khi đó chỉ có 434.000 tỉ đồng được huy động thêm từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Điều này rõ ràng tạo áp lực đáng kể lên mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian qua.

Trên thực tế, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã lần lượt điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức trung bình tăng từ 30-100 điểm cơ bản, chủ yếu vào giai đoạn cuối quý I và đầu quý II. Hai ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước là BIDV và Agribank vừa qua cũng đã tăng 10 điểm cơ bản cho kỳ hạn trên 12 tháng.

Đà tăng lãi suất huy động sẽ chậm lại trong quý III năm nay do nhu cầu huy động vốn từ các nhà băng thấp trong bối cảnh nhiều ngân hàng đã chạm trần hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, đà tăng của lãi suất huy động có thể trở lại trong 3 tháng cuối năm sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tín dụng cho các nhà băng.

Đồng quan điểm, VnDirect cho rằng trong nửa cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và trong điều kiện phù hợp sẽ thông qua việc nới trần tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

VnDirect dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước tính đạt 15-16% và mức tăng trưởng này là tăng trưởng danh nghĩa, thường có xu hướng cao hơn bình thường trong bối cảnh lạm phát.

Áp lực tăng lãi suất huy động sẽ rơi về cuối năm, đặc biệt là khi tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 37% về 34% sẽ có hiệu lực từ ngày 1-10 tới đây.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm