Yêu cầu Eximbank tạm dừng nghị quyết thay Chủ tịch HĐQT

Trong phiên giao dịch ngày 27-3, giá cổ phiếu Eximbank vẫn tăng gần 1%, đưa giá lên 17.700 đồng trong bối cảnh nhiều thông tin nội bộ không tốt. Điều này cho thấy thị trường không đánh giá quá tiêu cực đến "cuộc chiến" nội bộ tại ngân hàng này.

Theo đó ngày 27-3, Toà án nhân dân TP.HCM đã ban hành quyết định số 92/2019/QĐ-BPKCTT áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm dừng thực hiện Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT của HĐQT Eximbank.

Tòa cũng cho biết đã thụ lý hồ sơ vụ án dân sự của nguyên đơn Lê Minh Quốc yêu cầu hủy Nghị quyết số 112 của HĐQT Eximbank được ban hành ngày 22-3.

Trước đó, vào ngày 22-3, Eximbank đã quyết định bãi nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Lê Minh Quốc và yêu cầu ông bàn giao vị trí lại cho bà Lương Thị Cẩm Tú sẽ giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank.

Trước quyết định phế truất này, ông Lê Minh Quốc, người được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank từ ngày 16-12-2015 và là thành viên HĐQT độc lập (không nắm giữ cổ phiếu Eximbank) đã có thông cáo báo chí khẳng định phiên họp ngày 22-3 của nhóm thành viên HĐQT Eximbank không có giá trị pháp lý, những nghị quyết của nhóm thành viên HĐQT Eximbank ban hành tại phiên họp này không có hiệu lực pháp lý.

Theo ông Quốc, từ năm 2016 đến nay mặc dù có những khó khăn, nhưng Eximbank vẫn hoạt động đạt được kết quả và tăng trưởng nhất định. Đặc biệt, trong công tác quản trị ngân hàng, HĐQT Eximbank luôn chủ trương tuân thủ các quy định của pháp luật và tuân thủ điều lệ Eximbank nên đã giữ được sự ổn định và phát triển qua rất nhiều biến cố.

Ông Quốc cũng cho rằng, đến tháng 4-2018, khi bà Lương Thị Cẩm Tú (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nam Á) trở thành thành viên HĐQT Eximbank thì công tác điều hành hoạt động của HĐQT gặp nhiều trở ngại do một nhóm thành viên Hội đồng quản trị luôn gây khó khăn trong công tác điều hành.

Ông Quốc cho biết, đã nhận thư triệu tập họp HĐQT vào ngày 19-3, và trước đó đã có phản ánh tình hình Eximbank lên ngân hàng nhà nước xin can thiệp “khẩn cấp và triệt để nhằm bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, giúp ổn định hoạt động của Eximbank nói riêng và đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia nói chung.

Đến ngày 19-3 Chánh Thanh tra, Giám sát ngân hàng nhà nước đã yêu cầu Chủ tịch HĐQT, HĐQT Eximbank gửi toàn bộ hồ sơ tài liệu về Ngân hàng Nhà nước để được xem xét và giải quyết.

Trên cơ sở này, ông Quốc cho biết, đến ngày 20-3, đã có văn bản yêu cầu không thực hiện cuộc họp HĐQT vào ngày 22-3 do nhóm 5 thành viên HĐQT triệu tập. Nhưng ngày 22-3, nhóm 5 thành viên HĐQT vẫn tổ chức cuộc họp để bầu bà Lương Thị Cẩm Tú thay thế làm Chủ tịch HĐQT Eximbank.

Theo Eximbank, ngày 22-3, Hội đồng quản trị (HĐQT) Eximbank đã tổ chức họp phiên để bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Eximbank theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp (Điều 53) và theo điều lệ Eximbank (Điều 44).

Đồng thời, số lượng thành viên HĐQT tham dự phiên họp ngày 22-3 và các phiên họp trước đó đều thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó có sự đồng thuận của 2 thành viên hội đồng quản trị đại diện cho cổ đông Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), cổ đông chiến lược của Eximbank.

Sau cuộc họp, được sự tín nhiệm và thống nhất cao của HĐQT, Eximbank đã ra Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT về việc bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VI (2015 – 2020) thay cho ông Lê Minh Quốc – Thành viên HĐQT độc lập.

Eximbank khẳng định, việc HĐQT Eximbank đã có văn bản báo cáo cơ quan chức năng, Ngân hàng Nhà nước và thực hiện việc công bố thông tin theo đúng quy định của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước về việc bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới.

Cũng trong ngày 22-3, ông Lê Minh Quốc đã có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về việc tranh chấp thành viên công ty đối với 7 cá nhân là thành viên HĐQT và Eximbank.

Sau khi xem xét các chứng cứ liên quan, toà án đã quyết định “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời” quy định tại điều 127 của Bộ luật tố tụng Dân sự”, buộc các đồng bị đơn nêu trên phải “tạm dừng thực hiện Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT ngày 22-3-2019 của HĐQT Eximbank cho đến khi giải quyết xong vụ án.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Phát triển kinh tế biển xanh, bền vững

Phát triển kinh tế biển xanh, bền vững

(PLO)- Là Ngân hàng thương mại Nhà nước giữ vai trò chủ lực trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank đã triển khai đồng bộ các cơ chế tín dụng để hỗ trợ phát triển kinh tế.

Agribank cùng Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

Agribank cùng Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

(PLO)- Ngày 21-9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND TP.Hà Nội phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng - UVTW Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đồng chí Trần Sỹ Thanh – UVTW Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đồng chủ trì Hội nghị.

Giao dịch ngân hàng không giấy tờ

Giao dịch ngân hàng không giấy tờ

(PLO)- Không cần rời khỏi nhà, người dân vẫn có thể thực hiện việc gửi tiền, vay tiền tại các ngân hàng một cách đơn giản và tiện lợi.

Những chuyển đổi kiến tạo di sản ngân hàng thế giới

Những chuyển đổi kiến tạo di sản ngân hàng thế giới

(PLO)- Không chỉ nổi tiếng với việc hiện đại hóa ngành tài chính - ngân hàng, gia tộc Medici còn là nhà tài trợ lớn cho lĩnh vực nghệ thuật và kiến trúc, tạo ra những di sản vô giá cho Florence. Hành trình kiến tạo di sản của gia tộc - ngân hàng Medici sau này đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên khắp thế giới.