Tiền tuất, tiền phúng viếng có phải là di sản?

Tôi là độc giả lâu năm của Pháp Luật TP.HCM, gần đây tôi có chuyện rất bức xúc nên gửi ý kiến đến quý báo để hỏi một số nội dung sau.

Bạn đọc LÊ TƯỜNG LAM (tuonglamn@gmail.com)

Một tháng sau ngày cha tôi mất có bà KL đến đưa ra tờ giấy phôtô yêu cầu tôi trả nợ số tiền là 84 triệu đồng mà bà KL đã cho cha tôi mượn lúc còn sống. Tôi và gia đình không đồng ý trả vì việc mượn nợ này không ai biết, giấy nợ là giấy phôtô. Do đó gia đình tôi không đồng ý trả và yêu cầu bà KL khởi kiện tại tòa để giải quyết. Bà KL có đến tòa án để kiện nhưng do không đủ điều kiện nên tòa không nhận đơn. Trong nội dung đơn kiện, bà KL có yêu cầu tôi là con phải lấy tiền tuất, tiền phúng điếu để trả cho bà.

Sau khi bị tòa án trả đơn kiện, bà KL đi photocopy giấy tờ phát cho nhiều người nói xấu, vu khống tôi và nhiều lần vào nơi làm việc của tôi chửi bới, làm nhục tôi... Tôi đã phản ảnh vụ việc và gửi đơn nhiều lần đến công an nhưng không được giải quyết. 

Tôi xin hỏi một số nội dung sau đây:

- Việc bà KL đòi nợ và yêu cầu tôi phải lấy tiền tuất, tiền điếu, tiền hỗ trợ mai táng của công đoàn để trả bà là đúng hay sai? Xin cho biết rõ các số tiền nói trên phải là di sản hay không và nếu bà ta giả mạo giấy tờ, giả mạo việc mượn tiền trên thì bị xử lý như thế nào?

- Việc tôi bị bà KL làm nhục nhiều lần tại nơi công cộng và tại cơ quan tôi sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Hải Anh - Công ty Luật An Bình Phương trả lời như sau:

Việc đòi nợ trong trường hợp này là chưa phù hợp quy định của pháp luật nên tòa án mới không thụ lý đơn khởi kiện của bà KL.

Khoản 1 Điều 611 BLDS 2015 quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”. Do vậy, tiền tuất, tiền phúng điếu, tiền hỗ trợ mai táng cho người đã chết không phải là di sản của người chết. Việc bà KL yêu cầu dùng những loại tiền trên để thanh toán cho người đã khuất là không phù hợp với quy định của BLDS 2015.

Bạn đọc hỏi về hành vi giả mạo chữ ký cha của độc giả trên giấy cho vay mượn tiền thì bị xử lý thế nào, tôi thấy rằng do mục đích của hành vi này chưa rõ ràng, hậu quả cũng chưa xảy ra nên rất khó xác định. Nếu hành vi trên thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành theo quy định tại Điều 139 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì bà KL sẽ bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc có thể bị xử phạt hành chính tùy theo tính chất, mức độ hành vi vi phạm.

Việc bạn bị bà KL nhiều lần chửi bới, làm nhục nơi công cộng và tại nơi làm việc mà công an, hay bảo vệ nơi bạn công tác không can thiệp là có vấn đề, có thể do cách bạn phản ánh chưa phù hợp. Hành vi lăng mạ, chửi rủa thậm tệ hoặc có hành vi đe dọa vũ lực …đối với người khác ở nơi đông người nhằm nhục mạ để gây áp lực buộc người đó phải làm theo ý muốn của mình có thể bị xử lý hình sự về tội Làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 BLHS. Để có cơ sở chứng minh vững chắc cho yêu cầu của mình, khi bà KL có hành vi như trên, bạn cần nhờ thừa phát lại lập vi bằng về sự việc, vi bằng sẽ là bằng chứng xác đáng cho việc tố cáo của bạn. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tạo hiện trường giả tự tử có vi phạm pháp luật?

Tạo hiện trường giả tự tử có vi phạm pháp luật?

(PLO)- Trường hợp người có hành vi dựng hiện trường giả vụ tự tử mà không nhằm mục đích như thủ đoạn phạm tội nhưng lại gây mất trật tự tại nơi công cộng như cầu, đường phố thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi gây mất trật tự công cộng.