41 bài báo y khoa bị Anh gỡ bỏ vì 'dối trá'

Theo Ủy ban xuất bản dân tộc, các bài báo này nằm trong số 43 bài báo bị nhà xuất bản hủy bỏ và phần lớn trong số đó là các bài báo y khoa do 38 bệnh viện nổi tiếng ở Trung Quốc biên soạn. 
Các tác giả của các bài báo này bị buộc tội mua các thông tin từ các cơ quan thông tấn chuyên “bán các bản thảo viết sẵn để làm giả các thông tin chi tiết trong quy trình bình duyệt”. Hành vi này được gọi là không phù hợp và là hành vi phá vỡ quy trình bình duyệt.
Jigisha Patel, phó giám đốc nhà xuất bản BioMed Central không xem vấn đề này là “một vấn đề của riêng Trung Quốc”.

Nhiều bác sĩ ở Trung Quốc cho hay chuyện làm giả như vậy là không thể tránh khỏi. Một cuộc thăm dò do tạp chí Orient Today thực hiện trên 1.920 vị bác sĩ cho thấy 80% số đó cho biết mục đích duy nhất của việc xuất bản những bài báo đó ở một nền báo chí mang tầm quốc tế là để thăng tiến. Chuyện bịa đặt kiểu này là không thể kiểm soát được. Một bác sĩ hàng đầu tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc cho biết các bác sĩ đa phần rất ngợp trước số lượng công việc khổng lồ, và gần như không có thời gian để tiến hành nghiên cứu khoa học hay viết các bài chuyên đề.

Bác sĩ và y tá chăm sóc bệnh nhân tại một bệnh viện ở Bắc Kinh (Nguồn: WantChina Times)

Những bệnh viện Trung Quốc liên quan trong vụ bê bối “làm giả thông tin bình duyệt” này gồm có bệnh viện Anzhen ở Bắc Kinh, bệnh viện tim Thượng Hải, bệnh viện quân đội giải phóng nhân dân 452 và bệnh viện Shanghai East.
Yang Jianmin, Phó giám đốc bệnh viện Nhân dân Đầu tiên Hàng Châu và cũng là một trong số tác giả của 41 bài báo bị hủy bỏ trên cho hay ông đã chi ra 20.000 nhân dân tệ để trả cho một cơ quan khác xuất bản các bài báo của ông. Vị bác sĩ này “phân trần” về sự khó xử của bản thân khi không có thời gian nghiên cứu khoa học vì số ca phẫu thuật quá dày đặc, nhưng ông sẽ không bao giờ được thăng chức nếu ông không có bài báo khoa học nào được xuất bản.
Số lượng luận văn và luận án được xuất bản từ Trung Quốc đã “vượt mặt” số lượng xuất bản của Mỹ, trở thành quốc gia hàng đầu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, Trung Quốc không nằm trong danh sách 100 quốc gia xuất bản luận án luận văn “giả mạo” nhiều nhất.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm