Bàn chuyện “hấp dẫn” cho phim lịch sử

Bàn chuyện “hấp dẫn” cho phim lịch sử ảnh 1 

Cảnh trong phim truyền hình Huyền sử Thiên Đô đang thực hiện 
Phim đề tài lịch sử (cả truyền hình lẫn điện ảnh) được cho rằng rất cần thiết vì mang tính giáo dục cao (giáo dục lòng yêu nước, truyền thống, nhân cách...). Văn hóa đa dạng, lịch sử hào hùng, nhiều nhân vật lịch sử cao đẹp nhưng vì sao phim đề tài lịch sử VN lại chưa nhiều và hầu hết các bộ phim vẫn chưa thực sự hấp dẫn người xem?

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát cho rằng, vai trò của các cấp quản lý rất quan trọng. Theo bà, trong thời gian này, hầu hết kinh phí làm phim vẫn dựa vào Nhà nước, vì thế phim thường còn khó khăn huống chi dòng phim lịch sử. “Nếu Nhà nước không quan tâm, thì những cuộc hội thảo hay các kịch bản đau đáu mấy năm vẫn chỉ để đấy thôi”, bà bày tỏ. Thông thường, hiện nay, cứ đến mỗi dịp lễ, ngày kỷ niệm lớn, chúng ta mới làm phim (theo kiểu đặt hàng) để chào mừng. Bà Ngát nói: “Việc làm phim mà cứ theo kiểu ăn xổi ở thì rất mệt mỏi”. Nhiều ý kiến cũng nêu lên, Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, chẳng hạn như xây dựng một trường quay chuyên nghiệp hay có một hãng phim chuyên sản xuất dòng phim lịch sử...

PGS.TS, đạo diễn Trần Duy Hinh cũng bày tỏ: “Chúng ta đã không chuẩn bị từ trước, đến bây giờ mới chú ý, quan tâm đến dòng phim lịch sử. Cái chúng ta thiếu chính là con người”. Theo ông, không phải nhà biên kịch nào cũng viết được đề tài lịch sử, trong khi, ở ta vẫn chưa có ngành chuyên đào tạo các nhà biên kịch viết phim lịch sử; bên cạnh đó, có rất ít các nhà biên kịch trẻ hiện nay quan tâm đến đề tài này.

Còn theo đạo diễn Hà Sơn, thời kỳ điện ảnh bao cấp sẽ không còn, do vậy, phim lịch sử ra rạp cần phải hấp dẫn công chúng, chứ đừng nghĩ chỉ là phim tuyên truyền. Đã đến lúc người làm phim tự hỏi: “Công chúng có thích phim chúng ta làm không? Có bán vé được hay không?”.

Bàn chuyện “hấp dẫn” cho phim lịch sử ảnh 2

Cảnh trong phim Vượt qua biển cả ảnh: Hãng phim cung cấp

Lâu nay, giữa các nhà sử học và các nhà làm phim vẫn thường có những tranh luận về tính xác thực trong các bộ phim lịch sử: nhiều nhân vật, chi tiết không có thật được đưa vào phim, trang phục không chính xác với thời kỳ lịch sử... Nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm cho rằng, người làm phim lịch sử cần am hiểu lịch sử, văn hóa, tôn trọng giữ mốc lịch sử, các sự kiện lịch sử, hình tượng nhân vật, nhưng cũng phải có những sáng tạo, dấu ấn riêng của mình.

Tư liệu lịch sử không đầy đủ, có giai đoạn còn rất ít cũng là một trong những khó khăn cho các nhà làm phim. Theo nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, “ngay cả các nhà sử học cũng khó hình dung ra hình hài của nhiều nhân vật lịch sử. Quan trọng là bộ phim thể hiện đúng hình tượng nhân vật lịch sử, thể hiện tình cảm yêu mến, kính trọng với nhân vật”.

Nhiều nhà biên kịch cho rằng, nên giữ đúng lịch sử, không làm hỏng lịch sử nhưng không nên giết chết sự sáng tạo, bay bổng.

Minh Ngọc/TTO

Chia sẻ lên LinkHay.com Email In [+]Cỡ chữ[-]
Thăm dò ý kiến
  • Theo bạn, mỹ nữ nào có thân hình đẹp nhất?
  • Diễn viên Tăng Thanh Hà
  • Siêu mẫu Vũ Nguyễn Hà Anh
  • Á hậu Võ Hoàng Yến
  • Siêu mẫu Thanh Hằng
  • Hoa hậu Nhân ái Chung Thục Quyên
  • Diễn viên, ca sĩ Quách An An
  • Diễn viên Ngô Thanh Vân
Bàn chuyện “hấp dẫn” cho phim lịch sử ảnh 7 Bàn chuyện “hấp dẫn” cho phim lịch sử ảnh 8

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm