4 sự thật cần phải biết về nguyên nhân gây bệnh ung thư

Tin tức về ung thư thường rất dễ lan truyền. Tổ chức Phòng, chống ung thư của Úc Cancer Council Australia vừa lập trang web http://iheard.com.au/  để phân biệt các thông tin thật và giả về ung thư. Trang web tổng hợp lời giải thích dựa trên chứng cứ xác thực cho nhiều vấn đề từ đặt laptop trên đùi đến mặc áo ngực khi ngủ…

Sau đây là bốn “tin đồn” có thể bạn từng nghe về ung thư nhưng đã được kiểm chứng là hoàn toàn sai:

 Chai nhựa có thể gây ung thư? Ảnh minh họa.

1. Chai nhựa

Tin đồn: Chai nhựa dùng đựng chất lỏng quá nóng hay nước đá hoặc khi tái sử dụng có thể giải phóng các hóa chất gây ung thư, trong đó có cả dioxin.

Thật ra nước đựng trong chai nhựa cũng tương tự đựng trong các loại chai bình khác. Và nhựa của chai nước không có chứa dioxin.

2. Đường

Tin đồn: Đường nuôi dưỡng tế bào ung thư. Do đó bạn nên tránh sử dụng đường nếu đang điều trị ung thư.

Thật ra tất cả tế bào trong cơ thể đều cần đường. Tế bào ung thư cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù tế bào ung thư đã được kiểm chứng là phát triển tốt khi gặp glucose nhưng không có nghĩa là ăn đường sẽ khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn hay khiến bạn dễ mắc bệnh ung thư.

Ngược lại, khi không sử dụng đường, bạn đang bỏ đói các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Do đó, một bữa ăn cân bằng rất cần thiết để cung cấp năng lượng, tránh thừa cân, đồng thời phòng ngừa ung thư.

Chất khử mùi trong mỹ phẩm không hẳn là tác nhân gây ung thư. Ảnh minh họa.

3. Chất khử mùi

Tin đồn: Nguyên tử nhôm có trong chất khử mùi khiến cơ thể không khử được độc qua đường mồ hôi, làm cho các hạch bạch huyết bị tắc nghẽn và dẫn đến ung thư vú.

Mặc dù chảy mồ hôi đúng là giúp cơ thể khử độc nhưng thật ra ung thư vú phát triển từ vú và phát tán đến các hạch bạch huyết chứ không phải ngược lại. Càng không có chứng cứ gì cho thấy nhôm gây ung thư.

Một số báo cáo cho rằng đã tìm thấy nhôm hoặc các chất khử mùi khác trong tế bào ung thư vú. Song những chất này chỉ được thấy ở một số nhỏ trường hợp mắc bệnh. Các báo cáo trên cũng không so sánh với lượng nhôm trên các phần khác trong cơ thể hay với phụ nữ không bị ung thư vú.

Hơn nữa, một nghiên cứu trên 1.600 phụ nữ cũng khẳng định sử dụng chất khử mùi không làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

 Ảnh minh họa.

4.  Phóng xạ từ lò vi sóng

 Tin đồn: Đồ ăn hâm nóng trong lò vi sóng bị nhiễm phóng xạ và gây ung thư.

Thật ra phóng xạ do lò vi sóng tạo ra không phải tác nhân gây ung thư. Các phóng xạ này chứa rất ít năng lượng nên được gọi là phóng xạ không ion hóa, khác hoàn toàn so với loại phóng xạ chứa năng lượng có trong tia X-quang. Khi hâm đồ ăn trong lò vi sóng, thức ăn cũng không bị nhiễm phóng xạ.

 

Tuy vậy, GS Bernard Steward thuộc Cancer Council Australia cho biết nên chú ý đến các tác nhân thực sự gây ung thư sau đây:

Thuốc lá: Hút thuốc là một trong bốn nguyên nhân chính gây ra khoảng 1/3 loại ung thư từng biết. Hút thuốc không chỉ gây ra ung thư phổi mà còn có thể gây ung thư ở 13 bộ phận khác trong cơ thể.

Béo phì: Béo phì gây ra 15% các loại bệnh ung thư, bao gồm nhiều loại phổ biến như ung thư vú và ung thư xương chậu. Do đó, hãy theo dõi cân nặng của bạn và cố gắng thực hiện lối sống khỏe mạnh. Nếu bạn đang có nguy cơ béo phì, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn và thói quen tập thể dục.

Chất cồn: Đồ uống có cồn gây ra khoảng 4% các loại ung thư. Đây là nguyên nhân gây ra ung thư miệng, ung thư thanh quản, ung thư yết hầu, ung thư cuống họng, ung thư xương chậu ở nam và ung thư vú.

Theo Cancer Council Australia, trước đây thường có quan niệm rằng chỉ khi uống nhiều rượu bia mới gây ra ung thư. Song nhiều nghiên cứu lớn cho thấy dùng rượu bia hằng ngày, dù nhiều ít ra sao, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Nói cách khác, cần tránh uống rượu bia hằng ngày.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm