7 thói quen này sẽ giúp giảm mức độ căng thẳng trong công việc

(PLO)- Theo NDTV tập thể dục hàng ngày, ngủ đủ giấc, tập thở sâu hay chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Căng thẳng là một phản ứng tâm lý và sinh lý đối với các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến khả năng đối phó với các tình huống khác nhau của một cá nhân.

7-thoi-quen-nay-se-giup-giam-muc-do-cang-thang.jpg
Căng thẳng là vấn đề phổ biến mà nhiều người trong chúng ta phải đối mặt hàng ngày. Ảnh: NDTV.

Một số nguyên nhân phổ biến gây căng thẳng bao gồm áp lực công việc, vấn đề tài chính, vấn đề về mối quan hệ và lo ngại về sức khỏe.

Thói quen hàng ngày có thể giúp giảm căng thẳng và giảm thiểu tác động của nó đối với sức khỏe của bạn.

Dưới đây là một số thói quen, bạn có thể thực hiện để chủ động kiểm soát căng thẳng, cải thiện sức khỏe tổng thể và có một cuộc sống trọn vẹn hơn.

Tập thể dục

Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để giảm mức độ căng thẳng. Nó giúp giải phóng endorphin, một loại hóa chất tự nhiên mang lại cảm giác dễ chịu, có thể cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng.

Tập thể dục cũng giúp giảm mức độ hormone căng thẳng cortisol, có thể dẫn đến trạng thái thư giãn hơn.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để kiểm soát căng thẳng. Khi chúng ta ngủ không đủ giấc có thể cảm thấy cáu kỉnh, mệt mỏi và lo lắng.

Thiếu ngủ cũng có thể làm tăng nồng độ cortisol, có thể gây ra một vòng luẩn quẩn căng thẳng và mất ngủ. Hãy đặt mục tiêu ngủ ít nhất bảy đến tám giờ mỗi đêm.

Thực tập chánh niệm

Chánh niệm là một kỹ thuật bao gồm việc tập trung vào thời điểm hiện tại và nhận thức được những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta.

Điều này có thể giúp giảm căng thẳng bằng cách cho phép chúng ta loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và nhận thức rõ hơn về phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng.

Tập thở sâu

Các bài tập thở sâu có thể cực kỳ hữu ích trong việc giảm mức độ căng thẳng. Bằng cách tập trung vào hơi thở, chúng ta có thể thúc đẩy sự thư giãn và giảm bớt lo lắng.

Vì vậy, bạn nên tập thở sâu hàng ngày. Ban đầu bạn hãy thử hít thở chậm và sâu trong vài phút trong ngày, khi quen rồi bạn có thể tập lâu hơn.

Một chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm căng thẳng bằng cách cung cấp cho cơ thể chúng ta các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động tối ưu.

Tuy nhiên, bạn nên tránh thực phẩm có đường, chế biến sẵn và tập trung vào việc ăn nhiều loại thực phẩm nguyên chất, chẳng hạn như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.

Luôn kết nối với mọi người

Hỗ trợ xã hội có thể cực kỳ hữu ích trong việc giảm căng thẳng. Đảm bảo duy trì kết nối với bạn bè và những người thân yêu để hỗ trợ về mặt tinh thần và giảm bớt cảm giác bị cô lập.

Tạm dừng sử dụng công nghệ

Công nghệ có thể là nguồn gây căng thẳng đáng kể cho nhiều người. Tạm dừng sử dụng công nghệ như tắt điện thoại hoặc máy tính, có thể giúp giảm mức độ căng thẳng và thúc đẩy sự thư giãn.

https://doctor.ndtv.com/emotions/mental-health-7-everyday-habits-that-will-help-lower-stress-levels-4087703

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm