Theo quy định, hàng đặc biệt do lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển gồm: Tiền mặt (tiền đồng Việt Nam), giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, công trái và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;
Tài sản quý (vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, kho bạc Nhà nước; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước.
Nghị định nêu rõ, lực lượng vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt bao gồm: Đơn vị cảnh sát nhân dân trực thuộc Bộ Công an có trách nhiệm vũ trang bảo vệ các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt do các cơ quan quản lý hàng đặc biệt ở trung ương yêu cầu;
Đơn vị Cảnh sát nhân dân trực thuộc công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm vũ trang bảo vệ các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt do các cơ quan quản lý hàng đặc biệt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu.
Ngoài lực lượng vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt còn có các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp hoặc hỗ trợ bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt khi có yêu cầu.
Nghị định nêu rõ, việc bố trí cán bộ, chiến sĩ cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ hàng đặc biệt phải bảo đảm ít nhất hai cán bộ, chiến sĩ (Ảnh minh họa từ Internet)
Cũng theo Nghị định số 21/2018, việc bố trí cán bộ, chiến sĩ cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ hàng đặc biệt phải bảo đảm ít nhất hai cán bộ, chiến sĩ cảnh sát thường xuyên làm nhiệm vụ trên mỗi xe chở hàng, xe hộ tống, toa xe đường sắt hoặc trên mỗi phương tiện vận tải đường thủy nội địa, đường hàng không.
Các phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt được ưu tiên khi đi qua các ga, cầu, phà, hầm, đèo, các trạm thu phí và được đi trong giờ cao điểm.