Bài Khoa học xã hội chiếm 'áp đảo' ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(PLO)- Năm nay, cả nước có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, tăng khoảng 45.000 thí sinh so với năm trước. Trong đó có đến 63% thí sinh chọn bài thi khoa học xã hội.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 31-5, tại TP.HCM, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Tham dự có hơn 500 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ phụ trách của các Sở GD&ĐT và lãnh đạo các trường đại học.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm nay, cả nước có hơn 1.071.395 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, tăng khoảng 45.000 thí sinh so với năm trước. Trong đó 94,66% thí sinh đăng ký qua hình thức trực tuyến.

Trong số thí sinh dự thi năm nay có 4% thí sinh tự do. Đặc biệt chỉ có 37% thí sinh đăng ký bài thi Khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) và có đến 63% thí sinh chọn bài thi khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân), tức hơn 670.000 thí sinh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ diễn ra vào hai ngày là 27 và 28-6. Thí sinh dự thi sẽ phải thi bốn bài thi bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một trong hai bài thi khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2024 thanh tra thi
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024
thanh-ytra-thi-tot-nghiep-thpt-2024.JPG
Hội nghị tập huấn thanh tra, kiểm tra ngày 31-5. Ảnh: P.A

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT 2024, lưu ý năm nay là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Kỳ thi tổ chức với mục đích quan trọng là để xét tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo, đồng thời làm căn cứ để xét tuyển vào ĐH-CĐ. Do đó, Bộ GD&ĐT đề nghị tất cả các địa phương thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm công tác thanh tra, kiểm tra ở tất cả các khâu của kỳ thi.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng Thứ trưởng yêu cầu mọi công tác cần chuẩn bị từ sớm, phối hợp nhịp nhàng, khoa học, chặt chẽ, tuyệt đối không lơ là, chủ quan ở bất cứ khâu nào.

Đồng thời phải thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo liên quan đến kỳ thi để đảm bảo đúng quy chế, đúng đủ quy trình, kịp thời xử lý các tình huống bất thường. Đặc biệt phải tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thí sinh dự thi, không gây áp lực, căng thẳng cho thí sinh và phụ huynh trong thời gian diễn ra kỳ thi.

“Chỉ một sơ xuất xảy ra vì lơi lỏng, chủ quan, thiếu thanh tra, kiểm tra sẽ gây ra hệ lụy rất lớn. Có thể chỉ xảy ra tại một hội đồng thi hay chỉ một điểm thi nhưng hậu quả sẽ ảnh hưởng đến kết quả toàn bộ kỳ thi của cả nước” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Bộ GD&ĐT thành lập 10 đoàn kiểm tra trực tiếp về công tác chỉ đạo, chuẩn bị thi tại 20 sở GD&ĐT (không tính các đoàn của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia và lãnh đạo Bộ) kiểm tra tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi đoàn có 3 người. Sở GD&ĐT thành lập đoàn thanh tra hoặc kiểm tra công tác chuẩn bị thi và khu vực in sao đề thi.

Đối với công tác coi thi, Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra tại 63 sở GD&ĐT kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi của sở GD&ĐT và việc tổ chức coi thi của hội đồng trường, điểm thi. Số lượng cán bộ tham gia đoàn kiểm tra theo nguyên tắc dưới 20 phòng thi đoàn có 2 người; từ 20 đến 40 phòng thi là 3 người; từ 41 phòng thi trở lên là 4 người.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm