Việc giao tàu Mistral bị trì hoãn từ hồi cuối 2014 kể từ khi Moscow bị cáo buộc liên quan đến nội chiến Ukraine. Điện Kremlin đã nhiều lần tuyên bố rằng Nga không phải là một bên của cuộc xung đột chết chóc này và đã thúc đẩy hòa bình ở đất nước bị chiến tranh tàn phá đó.
Cả hai phương án “giao hoặc không giao” tàu Mistral đều có ảnh hưởng lớn đến Francois Hollande và ngành công nghiệp quốc phòng Pháp.
Giao Mistrals cho Nga
Các thủy thủ Nga xếp hàng trước tàu đổ bộ trực thăng Mistral Vladivostok tại Saint-Nazaire (Ảnh : Reuters)
Pháp có thể lựa chọn thực hiện đúng như lời thỏa thuận và bàn giao 2 con tàu chiến đã được lắp đặt xong và thử nghiệm, cho Nga. Sau cùng, đây là những Paris phải làm theo như hợp đồng 1,3 tỷ USD đã ký. Moscow đã hoàn thành các nghĩa vụ theo như thỏa thuận và trả tiền cho 2 con tàu đổ bộ trực thăng đang nằm chờ đợi số phận ở cảng Saint-Nazaire, tốn của Pháp mỗi tháng 5,5 triệu USD bảo trì.
Nhưng theo hãng tin Le Point, nếu ông Hollande quyết định giao tàu, quan hệ giữa Pháp với NATO và Ukraine sẽ bị phương hại đáng kể. Điều này có thể làm giảm số lượng hợp đồng quốc phòng giữa Pháp và các nước không ủng hộ Moscow.
Không giao Mistrals cho Nga
Tàu đổ bộ trực trăng Mistral Vladivostok. (Ảnh: AP)
Pháp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Sau đó, họ sẽ phải trả cho 860 triệu USD Nga đã ứng trước và bồi thường số tiền mua các thiết bị và đào tạo thủy thủ mà Moscow đã chi. Tổng số tiền mà Pháp phải trả theo Le Point chỉ ra là không dưới 1,1 tỷ USD.
Đầu tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian còn cho biết việc hủy bỏ hợp đồng có thể tiêu tốn đến 1,3 tỷ USD.
Hai nước hiện đang tiến hành đàm phán song phương về tương lai của hợp đồng này. Theo một vài nguồn tin, cả hai bên đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ về số tiền bồi thương nhưng chưa có thông báo chính thức.
Bất kể con số chính xác là bao nhiêu, quan hệ giữa Moscow và Paris cũng sẽ tan vỡ. Pháp sẽ phải nói tạm biệt với ước mong trở thành nhà cung cấp vũ khí uy tín nếu như hai tài Mistrals không được giao.
Bán hay không bán?
Một trong hai con tàu Mistral Pháp đóng cho Nga
Kịch bản thứ hai đưa ra một tình thế khó xử cho chính họ: Pháp có thể bán những con tàu cho một khách hàng mới. Nghe có vẻ như là một lựa chọn hấp dẫn, nhưng Paris sẽ phải được sự đồng ý của Nga để làm điều đó.
Và dĩ nhiên với Moscow sẽ không đời nào đồng ý. Hơn nữa, hai con Sevastopol và Vladivostok được thiết kế đặc biệt cho Nga. Trang bị lại chúng cho khách hàng mới có thể tiêu tốn của Pháp hàng triệu đô la.
Còn giữ lại Mistrals sẽ làm giảm ngân sách hiện đại hóa các tàu khác của Hải quân Pháp, các hãng truyền thông chỉ ra. Tất cả đều tán thành Paris không cần thêm Mistrals.