Quy định mới về thời gian lái xe an toàn khi nâng hạng GPLX

Tôi là một tài xế. GPLX hạng B2 của tôi đã cấp được trên 5 năm, số km lái xe của tôi trên 120.000 km. Hiện, tôi muốn nâng hạng GPLX từ hạng B2 lên hạng D. Tuy nhiên, một tháng trước tôi điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ nên bị tước GPLX trên đến 4 tháng. Tôi nghe nói theo quy định mới thì trường hợp người điều khiển phương tiện bị tước GPLX thì điều kiện về thời gian an toàn để nâng hạn GPLX sẽ được tính từ ngày chấp hành xong việc xử phạt. Vậy xin hỏi, thông tin trên có đúng hay không? Điều kiện để nâng hạn GPLX theo quy định mới như thế nào? Hồ sơ nâng hạng GPLX như thế nào?

Bạn đọc Nguyễn Văn Hiếu (hieu…@gmail.com).

Theo điểm 3 Điều 7 Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT (sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019), người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

- Hạng B1 số tự động lên B1: Thời gian lái xe từ một năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

- Hạng B1 lên B2: Thời gian lái xe từ 1 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

- Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: Thời gian hành nghề từ 3 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

- Hạng B2 lên D, C lên E: Thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Người học để nâng hạng GPLX lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Mặt khác, theo Thông tư 38/2019 (có hiệu lực từ 1-12-2019), trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng GPLX thì thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Với quy định mới trên tại Thông tư 38, anh Hiếu tuy đã đủ điều kiện để được nâng hạng GPLX từ B2 lên D, nhưng do một tháng trước anh đã bị tước GPLX với thời hạn xử phạt là 4 tháng. Vì vậy, hiện tại thời hạn lái xe an toàn của anh sẽ được tính lại kể từ sau khi anh chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính, tức sau thời hạn tước GPLX cho đến khi đủ 5 năm.

Về hồ sơ, người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

-  Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp GPLX theo mẫu.

- Bản sao giấy CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

- Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn.

- Bản sao bằng tốt nghiệp THCS hoặc bằng cấp tương đương trở lên (người học xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);

- Bản sao giấy phép lái xe (người học xuất trình bản chính khi dự sát hạch).

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tạo hiện trường giả tự tử có vi phạm pháp luật?

Tạo hiện trường giả tự tử có vi phạm pháp luật?

(PLO)- Trường hợp người có hành vi dựng hiện trường giả vụ tự tử mà không nhằm mục đích như thủ đoạn phạm tội nhưng lại gây mất trật tự tại nơi công cộng như cầu, đường phố thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi gây mất trật tự công cộng.