Trung tâm quá tải, đô thị sinh thái rộng đường bứt phá

Quỹ đất khu vực trung tâm ngày càng hạn hẹp, trong khi các dự án hạ tầng giao thông tăng kết nối vùng vệ tinh với TP.HCM ngày càng phát triển, dẫn đến thị trường đang có xu hướng dịch chuyển ra những khu vực lân cận như: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Đáng nói, xu hướng ấy không chỉ là nhất thời mà đã chứng minh tính tất yếu dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia trong ngành cũng như những gì thấy từ thực tiễn thời gian qua.

Vùng lõi không còn nhiều dư địa

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thực ra thị trường bất động sản (BĐS) đã bắt đầu gặp khó trong nhiều năm qua. “Sự sụt giảm đã bắt đầu từ lâu. Do độ trễ của thị trường, từ năm 2018 chúng ta mới thấy rõ thị trường giảm cung nghiêm trọng. Rồi tới năm 2019, sự sụt giảm càng nặng hơn”, ông Châu dẫn chứng.

Liên tiếp những năm qua, TP.HCM chứng kiến số lượng dự án theo xu hướng giảm, tiến độ thực hiện một số dự án kéo dài, dự án mới ít. Và nếu có thì mặt bằng giá sơ cấp tại TP.HCM vẫn ở mức cao. Trong bối cảnh đó, nguồn cầu lớn về nhà ở lại vẫn còn nguyên, thậm chí tiếp tục tăng cao theo sự phát triển của siêu đô thị đầu tàu kinh tế đất nước. Như một quy luật mà nhiều nước đã chứng kiến, “dòng tiền” của các nhà đầu tư và khách hàng đang có xu hướng dịch chuyển từ vùng lõi trung tâm TP.HCM sang các khu vực lân cận giàu tiềm năng tăng trưởng.

Những dự án BĐS đô thị vệ tinh được quy hoạch bài bản trở thành đích ngắm mới của giới đầu tư lẫn khách hàng có nhu cầu ở thực.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP.HCM cho hay nhiều tập đoàn cũng đã hướng về vùng vệ tinh như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương… Sự dịch chuyển đó là tất yếu, mang tính quy luật.

Rộng đường về đô thị vệ tinh 

TP.HCM vẫn hấp dẫn nhưng đã xuất hiện lực đẩy, đẩy dòng đầu tư ra vùng liền kề thành phố. Ở Hà Nội hay các nước trên thế giới cũng thế. Trong 5 năm gần đây sự phát triển của Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT)… đã trở thành một cực đối trọng của TP.HCM chứ không phải là vệ tinh phụ thuộc hạt nhân TP.HCM nữa. Ngoài yếu tố đất đai, con người, các tỉnh này còn có yếu tố kỹ thuật phù hợp. Chẳng hạn Đồng Nai có sân bay Long Thành, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, các tuyến đường vành đai… đủ sức hút cư dân về đây”, TS Nguyễn Minh Hòa dẫn chứng.

Các sản phẩm như nhà phố, biệt thự xây sẵn trong các dự án khu đô thị quy mô, được quy hoạch bài bản, đồng bộ và hoàn chỉnh các tiện ích ở khu vực có kết nối hạ tầng thuận tiện, chẳng hạn Aqua City ở phía Nam thành phố Biên Hòa, đang thu hút sự quan tâm của khách hàng nhờ giá còn ở mức dễ chịu, chủng loại sản phẩm đa dạng trong khi tiềm năng phát triển còn rộng.

Một dẫn chứng cho thấy hạ tầng tác động lớn thế nào tới khu đô thị thời điểm này có thể kể đến Aqua City nằm ở phía Nam Biên Hòa. Khi các công trình hạ tầng hoàn thiện, từ đây chỉ mất khoảng 20 phút đến trung tâm TP.HCM hay sân bay Long Thành.

Nằm ngay trên trục đường lớn Hương Lộ 2, kết nối quốc lộ 51 vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, dự án đón được lực hút lớn từ thế mạnh kết nối giao thông và giao thương giữa vùng Đông Nam bộ năng động.

Với quy mô lớn tới gần 1.000 ha, Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City được giới đầu tư đánh giá là có sẵn tiềm năng gia tăng giá trị. Nằm tại vị trí giao thương chiến lược giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, khu đô thị dễ thu hút khách hàng và nhà đầu tư đổ về từ dòng chảy kết nối.

Từ đây, cư dân dễ dàng tiếp cận đến các trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch trọng điểm của khu vực như TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu - Phan Thiết, thuận lợi cho hai mục đích cơ bản là tận hưởng cuộc sống và làm việc tại đầu tàu kinh tế đất nước.

Aqua City được bao bọc bởi hệ thống sông Đồng Nai, sông Buông, Sông Trong, dành đến 70% diện tích cho mảng xanh, hạ tầng giao thông và tiện ích nội khu hiện đại.

Theo kinh nghiệm của giới đầu tư tại các khu đô thị khép kín nói chung cũng như những người từng lựa chọn dự án của Novaland nói riêng, lợi thế thuộc về những nhà đầu tư nhạy bén đón đầu được xu hướng phát triển. “Với những người nhanh nhạy, họ thường được “uống nước trong” với tỷ suất gia tăng giá trị sản phẩm lớn khi đầu tư ở giai đoạn đầu thay vì đợi chờ”, anh Phạm Sơn, một môi giới BĐS phía Đông TP.HCM chia sẻ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm