LTS: Cùng với việc đề xuất tăng nặng mức phạt tiền với hành vi mua dâm, Bộ LĐ-TB&XH còn đề xuất thêm “hình phạt”, đó là thông báo về đơn vị làm việc, xã phường nơi người mua dâm đang sinh sống, công tác.
Liệu biện pháp “trừng phạt” này có khả thi, có vi phạm quyền nhân thân của công dân hay không? Dưới đây là ý kiến của bạn đọc báo Pháp Luật TP.HCM xung quanh đề xuất này.
Chị VÕ THỊ CẨM NHUNG, đường Trịnh Đình Thảo, phường Hòa Thạnh, Tân Phú, TP.HCM:
Muốn dẹp phải mạnh tay
Chị THANH PHƯƠNG, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM:
Nếu đã sợ sao còn đi mua dâm?
Cần công bằng trong việc xử lý hành vi mua dâm và bán dâm, nghĩa là nếu đã công khai thì phải công khai hết, còn không thì thôi. Nếu e ngại tổn thương người thân thì đã không công bằng với những người phụ nữ vì hoàn cảnh phải đi bán dâm.
Là phụ nữ, tôi nghĩ chị em chúng tôi giống nhau ở chỗ rất tò mò muốn biết chồng mình có vi phạm gì không. Còn việc giải quyết hậu công khai danh tính thế nào thì sẽ tùy tình hình, tùy thái độ của các ông chồng mà có biện pháp riêng.
Thường thì làm gì xấu người ta rất sợ bị lộ. Những người mua dâm và người có nguy cơ mua dâm sợ nhất là bị nêu tên. Nếu chỉ phạt tiền thì không thể răn đe và không phù hợp với thực tiễn cuộc sống vì những người lắm tiền coi như được ưu ái. Theo tôi, cần vin vào yếu tố tâm lý này để đạt hiệu quả răn đe. Khi bị công khai, thông thường họ sẽ biết ngại, như vậy sẽ giảm tệ nạn.
Việc bêu tên người mua dâm còn có nhiều ý kiến khác nhau. Ảnh: NS
Anh VÕ QUỐC ĐOÀN, xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa, Long An:
Đã phạt thì phải công bằng
Ông NGUYỄN HOÀNG LINH, quận Phú Nhuận, TP.HCM:
Tôi không ủng hộ
Ý kiến này thoạt nghe rất hay. Tuy nhiên, hoạt động mua bán dâm vẫn được luật không coi là hành vi phạm tội, vậy rất nên cân nhắc. Ngay cả những vụ tổ chức mại dâm đã thành án thì tòa các nước vẫn lấy các ý kiến nhân chứng bằng cách công bố lời khai chứ không công khai tại tòa vì lý do thuần phong mỹ tục và quyền con người. Có nghĩa là không nên công bố danh tính kể cả người bán và người mua dâm, vì trong quyết định xử phạt hành chính không có mục đó.
ThS ĐỒNG MẠNH HÙNG, Công ty Luật Phạm Nghiêm, TP.HCM:
Những hệ lụy khó lường
Về phía chính quyền, đoàn thể, nếu quy định công khai danh tính thì lại tốn thêm công văn giấy tờ để gửi về cơ quan, tổ chức. Và việc phải tiếp nhận, xử lý các “thông báo đặc biệt” này cũng là cách bày thêm việc cho các cơ quan.
Nếu quy định công khai danh tính của người mua dâm thì cán bộ, đảng viên sẽ là những người lo nhất vì ảnh hưởng nhiều đến tiền đồ, đến công danh, sự nghiệp. Tôi nghĩ chắc sẽ nảy sinh chuyện “chạy” để không bị công khai đây.
Chưa kể có khi còn lợi bất cập hại vì sẽ khiến gia đình, vợ con họ bị tổn thương, hôn nhân dễ rạn nứt. Văn hóa truyền thống khiến cả dòng họ của người đó thấy như bị bêu xấu, những hệ lụy khó lường có thể sẽ diễn ra.
Ông NGUYỄN TIẾN MINH, đường Tôn Đức Thắng, Phan Thiết, Bình Thuận:
Nguy cơ tan vỡ gia đình
Xã hội luôn có hai mặt và con người cũng vậy, ai cũng có mặt tốt, mặt xấu. Và việc mua bán dâm ta cũng phải nhìn cả hai mặt của một vấn đề. Mua dâm là để thỏa mãn một nhu cầu sinh lý bình thường. Tôi xin lấy một ví dụ: Một anh kỹ sư xây dựng luôn có trách nhiệm gia đình và yêu thương vợ con. Vì nhu cầu công việc anh này đi làm xa, trong một buổi nhậu quá đà anh này không kiểm soát được bản thân. Nếu như vô tình bị bắt và bị thông báo về địa phương thì ta chắc chắn một điều hạnh phúc gia đình của anh này có nguy cơ lung lay, tan vỡ. Trong tình huống này, cho dù người vợ có thể tha thứ cho chồng nhưng cũng sẽ tự thấy xấu hổ với người thân, hàng xóm. Rồi còn con cái nữa, chúng sẽ mặc cảm với bạn bè, thầy cô, khi tâm lý bị ảnh hưởng, liệu chúng có còn học hành tốt như trước?!
Luật sư NGÔ HUỲNH PHƯƠNG THẢO, Đoàn Luật sư TP.HCM: Vi phạm bí mật đời tư công dân Theo quy định hiện hành, người mua dâm thường chỉ bị xử lý hành chính, trừ khi họ mua dâm người chưa thành niên mới bị xử lý hình sự. Nếu việc người mua dâm bị xử lý vi phạm hành chính rồi mà còn bị công khai danh tính thì sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân và cuộc sống gia đình... Điều này còn xâm phạm bí mật đời tư của công dân nữa. Không thể vì muốn giảm tệ nạn mà răn đe bằng việc công khai danh tính người mua dâm (cả đàn ông hay phụ nữ). Ở một số nước, việc hành nghề mại dâm là hợp pháp và có sự quản lý của cơ quan pháp luật, y tế... nên việc mua dâm như một dịch vụ có cung-có cầu. Tôi nghĩ thay vì tìm mọi cách giảm tệ nạn thì nên hợp pháp nó nhưng có sự quản lý chặt chẽ, nghiêm khắc... |