Bị bắt vì ngồi giữa lúc đang phát quốc ca

Ngày 12-12, tại Ấn Độ, hai người đã bị bắt vì ngồi trong khi đang phát quốc ca. Sự việc xảy ra tại một phòng chiếu phim của một lễ hội phim quốc tế ở TP Trivandrum, bang Kerala tối 11-12.

Hai người này sau đó được thả nhưng đối mặt với cáo buộc “không tôn trọng quốc ca, phá rối và làm phiền người khác”.

Sự việc diễn ra tại một lễ hội phim quốc tế ở Kerala. Ảnh: BBC

Sự việc diễn ra tại một lễ hội phim quốc tế ở Kerala. Ảnh: BBC

Ngày 11-12, tại một phòng chiếu phim ở TP Chennai (bang Tamil Nadu), tám người đã bị hành hung vì không chịu đứng khi phòng chiếu phim đang phát quốc ca, cảnh sát Ấn Độ cho biết. Tám người này sau đó cũng bị cáo buộc tội không tôn trọng quốc ca.

“Nếu tôi không ngồi giữ ghế thì tôi nghĩ tôi sẽ mất ghế” - một người bị bắt phân trần với Indian Express về hành động vẫn ngồi trong khi mọi người đang hát quốc ca. 

Một số người dân Ấn Độ vẫn ngồi khi quốc ca đang hát trong buổi chiếu phim ngày 11-12, và bị bắt một ngày sau đó. Ảnh: BBC

Một số người dân Ấn Độ vẫn ngồi khi quốc ca đang được phát trong buổi chiếu phim ngày 11-12 và những người này bị bắt một ngày sau đó. Ảnh: BBC

Đây không phải là lần đầu tiên việc ngồi khi quốc ca đang được phát gây ra những sự cố khó xử tại Ấn Độ. Trong một buổi chiếu phim hồi tháng 10, một người đàn ông tàn tật - đến phòng chiếu từ xe lăn và được người khác giúp vào ghế ngồi - đã bị một số người hành hung vì ngồi trong khi quốc ca đang hát.

Sở dĩ có các vụ bắt bớ và hành hung trên vì hồi tháng 10, Tòa án Tối cao Ấn Độ ra phán quyết quốc ca sẽ được phát trước mỗi lần chiếu tại các rạp phim, kèm theo đó là hình ảnh cờ Ấn Độ chiếu trên màn hình, toàn bộ khán giả phải đứng. Các cửa phải được đóng ngăn mọi người ra-vào trong khi tổ chức hát quốc ca.

Sau vụ việc có người khuyết tật bị hành hung, Tòa án Tối cao đã đưa ra ngoại lệ cho người khuyết tật không phải đứng khi quốc ca đang được phát.

Tòa án Tối cao Ấn Độ yêu cầu mọi người đứng nghiêm khi quốc ca đang hát trước mỗi buổi chiếu phim. Ảnh: BBC

Tòa án Tối cao Ấn Độ yêu cầu mọi người đứng nghiêm khi quốc ca đang phát trước mỗi buổi chiếu phim. Ảnh: BBC

Tòa án Tối cao ra phán quyết gây tranh cãi này trong thời điểm đang có xu hướng kêu gọi người Ấn Độ thể hiện lòng yêu nước.

Nhiều ý kiến chỉ trích phán quyết của Tòa án Tối cao là vượt quá quyền hạn tư pháp và đàn áp tự do ngôn luận. Nhà ngoại giao Ấn Độ Gopalkrishna Gandhi cho rằng: “Quốc ca không phải là một tín hiệu giao thông phải tôn trọng, không phải là thuế phải tuân thủ, cũng không phải là một xét nghiệm phải thực hiện”.

Thật ra trước phán quyết này, trong ba năm qua đã có nhiều người Ấn Độ bị đuổi khỏi phòng chiếu phim, thậm chí bị truy tố tội nổi loạn vì không đứng khi đang cử hành hát quốc ca.

Luật Ấn Độ năm 1971 quy định người có bất kỳ hành động phá rối nào hay gây mất yên tĩnh trong lúc đang cử hành hát quốc gia sẽ bị phạt tù ba năm hoặc/ và đóng một khoản tiền phạt.

Quốc ca cũng rất được tôn trọng ở Mỹ cũng như nhiều nước khác. Ảnh: AP

Quốc ca cũng rất được tôn trọng ở Mỹ cũng như nhiều nước khác. Ảnh: AP

Không chỉ Ấn Độ, nhiều nước cũng có quy định khá nghiêm ngặt về quốc ca. Ở Nhật, từng có trường hợp các giáo viên bị cảnh cáo nặng nề vì không đứng khi đang cử hành hát quốc ca. Tại Mexico, một phụ nữ đã từng bị phạt vì sửa lời quốc ca.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.