Biển hồi sinh, thôi 'nuốt' làng ở Thanh Hóa

Biển hồi sinh, thôi 'nuốt' làng ở Thanh Hóa

(PLO)- Biển đã không còn “nuốt” làng khi những rặng phi lao đang hồi sinh, hàng chục hộ dân ở làng biển Tân Xuân (Thanh Hóa) đã không còn cảnh mỗi đêm mưa bão ập vào là phải tháo chạy như một năm về trước.

Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -.jpg
Hai năm trước, hiện tượng biển xâm thực rất mạnh, có diễn biến phức tạp thường xảy ra mỗi khi mùa mưa bão đến gần làng biển Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Có thời gian tỉnh Thanh Hóa phải ban bố tình huống khẩn để bảo vệ tài sản, tính mạng người dân.
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa - 2.jpg
Thời điểm tháng 10-2022, báo Pháp Luật TP.HCM đã có bài viết Cận cảnh hiện tượng biển xâm thực 'nuốt' làng ở Thanh Hóa phản ánh về tình trạng bờ biển dài hơn 1,6 km bị sạt lở, lấn sâu vào đất liền mỗi năm khoảng 75 m. Xâm thực mạnh cũng khiến nhiều cây phi lao bật gốc, phơi rễ chết mòn mỗi ngày bên bờ Lạch Hới.
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa 6.JPG
Tình trạng sạt lở, xâm thực tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh gây nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến đời sống của 21 hộ dân khi đang ngày ngày đối mặt với nỗi lo mất nơi ở, tài sản, thậm chí tính mạng.
Video: Biển hồi sinh, thôi 'nuốt' làng ở Thanh Hóa
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -17.JPG
Đầu tháng 3-2024, chúng tôi về làng Tân Xuân và ngỡ ngàng vì hình ảnh xâm thực mạnh như trước đây đã không còn. Làng biển hôm nay là khung cảnh yên bình bên bờ biển dài, xanh ngắt.
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -18.JPG
Không còn những khu vực bị xâm thực mạnh khiến nhiều mảng bê tông, rọ đá kiên cố bị sóng biển đánh đứt gãy, sụp đổ vùi trong cát. Nơi đây đã có kè bảo vệ làng dài khoảng 1,6 km vươn ra phía biển ngăn những đợt sóng dữ dội.
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -14.JPG
Phía bên trong đê bao là mảng nước biển xanh ngát, sóng dịu êm tạo nên vẻ đẹp làng biển quê Thanh với những hàng phi lao xanh ngắt đẹp ngất ngây.
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -11.JPG
Nhìn từ trên cao, làng biển Tân Xuân với vẻ đẹp cuốn hút khó cưỡng. Sau khi kè bảo vệ làng hoàn thành sẽ là điểm check – in lý tưởng của những người đam mê du lịch.
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -10.JPG
Những đoạn từng bị xâm thực mặn ở làng biển Tân Xuân đã không còn
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -12.JPG
Người dân địa phương cho biết cuộc sống ổn định hơn, bớt đi nỗi lo lắng, không còn cảnh những đêm bão ập tới là mọi người phải tháo chạy.
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -21.JPG
Ông Nguyễn Đình Khải (71 tuổi), người sống gắn bó cả đời với làng biển Tân Xuân kể rằng, hiện tượng biển “nuốt” làng xảy ra từ năm 2009, khiến cho nhiều đoạn bê tông không đủ sức ngăn sóng biển vỗ vào bờ.
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa - 7.JPG
Đứng bên những hàng phi lao bảo vệ làng biển, ông Khải vui mừng chia sẻ: “Tôi không nghĩ rằng chỉ sau chưa đầy một năm mà kè bảo vệ làng Tân Xuân đã được hoàn thành".
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -17.JPG
"Người dân chúng tôi rất phấn khởi vì làng hồi sinh, biển hồi sinh và cây phi lao cũng hồi sinh” - ông Khải nói.
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -8.JPG
Đoạn bờ biển ở xã Tân Xuân từng bị xâm thực mặn sát nhà dân
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -16.JPG
Trao đổi với PLO, ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ cho biết, sau khi báo chí phản ánh, tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ đạo khẩn cấp thực hiện dự án xử lý chống sạt lở, xâm thực bờ biển khu vực cửa biển Lạch Hới thuộc thôn Tân Xuân.
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -13.JPG
Kè bảo vệ làng dài 1,6 km với tổng số vốn đầu tư khoảng 150 tỉ đồng do UBND huyện Hoằng Hóa làm chủ đầu tư.
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa 5.JPG
Theo ông Bình, đây là dự án nhóm B, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp IV với mặt đê kéo dài xuống mái 1 m, đồng thời có thiết kế kênh thu nước, vùng chứa nước tràn và công trình tiêu nước tràn
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -9.JPG
Vị trí xây dựng tuyến kè thuộc thôn Tân Xuân đầu tuyến kết nối với tuyến kè hiện trạng của bến cá Hoằng Phụ, điểm cuối tại Cẩn Lý, xã Hoằng Phụ.
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -.JPG
Việc xử lý khẩn cấp chống sạt lở, xâm thực bờ biển khu vực cửa Lạch Hới thuộc thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ đến nay cơ bản đang hoàn thành.
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -15.JPG
Bên trong bờ kè bảo vệ từng có hiện tượng xâm thực mạnh giờ đã không còn bị ảnh hưởng như trước.
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa 2.JPG
Tân Xuân có 165 hộ dân, trong đó có 21 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng xâm thực mạnh. Đến nay kè bảo vệ bờ đã gần hoàn thiện, bà con ngư dân đã có thể yên tâm không phải lo lắng về hiện tượng xâm thực mặn nữa.
DJI_0532.JPG
"Đặc biệt mỗi khi bão ập vào bờ cũng bớt nguy hiểm hơn những năm trước đây” - ông Bình chia sẻ
Có một nơi biển thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -19.JPG
DJI_0512.JPG
Theo ông Bình, sau khi dự án hoàn thành sẽ tạo nên cảnh quan sạch đẹp, phù hợp với cảnh quan kiến trúc bờ biển để phát triển du lịch theo quy hoạch chung quần thể đô thị nghỉ dưỡng Hải Tiến.
Biển đã thôi “nuốt” làng ở Thanh Hóa -11.jpg
"Xã đang nghiên cứu sẽ trồng một số loại cây như phi lao, dừa để bảo vệ kè, cũng như tạo cảnh quan đẹp để phát triển du lịch địa phương” - ông Bình thông tin.

Đọc thêm