Bỏ sổ hộ khẩu, cách nào để mua bảo hiểm hộ gia đình?

(PLO)- Bạn đọc hỏi sau khi bỏ sổ hộ khẩu (SHK), làm sao chứng minh những người cùng có tên trong hộ khẩu để tham gia mua bảo hiểm y tế (BHYT) theo hộ gia đình?
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tôi muốn mua bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình cho các thành viên trong nhà tôi. Tuy nhiên, tôi đang lo là hiện nay không còn dùng sổ hộ khẩu (SHK) nữa thì làm sao chứng minh những người trong cùng một gia đình (có tên trong SHK)?

Bạn đọc Nguyễn Nam (binhthuan...@gmail.com) hỏi.

Điều kiện để tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là những người này cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp (không phụ thuộc vào việc đứng tên cùng trong một sổ hộ khẩu như trước đây). Ảnh: HUỲNH THƠ

Điều kiện để tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là những người này cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp (không phụ thuộc vào việc đứng tên cùng trong một sổ hộ khẩu như trước đây). Ảnh: HUỲNH THƠ

Luật sư Lê Thành Công, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời:

Khoản 2, Điều 37 Luật Cư trú 2020 và Luật Bảo hiểm y tế có quy định về đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình. Cụ thể, hộ gia đình tham gia BHYT là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.

Từ ngày 1-1-2023, sổ hộ khẩu và sổ tạm trú bằng giấy không còn sử dụng.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Cụ thể, Nghị định 104 đã bỏ cụm từ “bản sao sổ hộ khẩu” trong các giấy tờ mà người đi nhận kết quả thay phải xuất trình, nhằm chứng minh quan hệ là thân nhân hoặc người giám hộ đối với người được cấp thẻ BHYT.

Nghị định 104 quy định trường hợp người thân hoặc người giám hộ đi nhận thẻ BHYT thay thì không phải mang sổ hộ khẩu mà xuất trình các giấy tờ như giấy hẹn, CMND/CCCD.

Những giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân bao gồm: Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh, giấy chứng nhận kết hôn, giấy xác nhận cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc quyết định công nhận việc giám hộ

Về đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, Nghị định 104/2022 sửa đổi quy định về nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình bao gồm: Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú; những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú; những người có chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.

Như vậy, điều kiện để tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là những người này cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú (không phụ thuộc vào việc đứng tên cùng trong một sổ hộ khẩu như trước đây).

Về câu hỏi của bạn, làm sao để chứng minh những người trong cùng một hộ gia đình (như trước đây là có tên trong sổ hộ khẩu), câu trả lời là những người này đã cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp và có những giấy tờ chứng minh nhân thân mối quan hệ nhân thân như đã nêu trên.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm