Năm 2005, ông Đoàn Đức Phong tốt nghiệp ngành luật của đại học Bắc Kinh. Ông bắt đầu làm việc cho một vài tờ báo về tài chính. Đồng thời, ông Phong thành lập văn phòng tư vấn tại Bắc Kinh. Năm 2015, ông bỏ việc và quay về quê nhà ở làng Hu Dị, tỉnh Giang Tô để nuôi tôm hùm đất.
Ông Đoàn Đức Phong. Ảnh: SCMP
Trong vài năm qua, giống tôm này càng ngày càng “sốt hàng” tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là nguồn cung cấp tôm hùm đất lớn nhất thế giới. Theo một báo cáo, ngành công nghiệp này sử dụng khoảng 5 triệu người lao động tại Trung Quốc.
Nền kinh tế chủ đạo của làng Hu Dị là nuôi tôm hùm đất. Tuy vậy, quê của ông Phong cũng phải đối phó với việc những nơi khác làm giả giống tôm của làng Hu Dị. Nhằm bảo vệ danh tiếng và nâng cao chất lượng giống tôm của làng Hu Dị, ông Phong đã ứng dụng một hệ thống tương đối mới trong việc nuôi tôm hùm đất và trồng lúa.
Các phụ nữ thu thập tôm ở làng Hu Dị. Ảnh:SCMP
Năm 2015, ông Phong thử nghiệm hệ thống mới này và nhanh chóng đạt được thành công với sản lượng khoảng 225kg tôm hùm đất và 1,5 tấn gạo. Hiện giờ, trang trại của ông Phong bao gồm 1.900 mẫu đất nông nghiệp, cung cấp cho làng Hu Dị khoảng 70% sản lượng tôm. Ông ước tính doanh thu năm nay có thể đạt tới 400 triệu nhân dân tệ (1,3 tỷ đồng).
Theo Tân Hoa Xã, giá trị sản lượng tôm hùm đất hằng năm của làng Hu Dị đã vượt qua 10 tỷ nhân dân tệ (34,000 tỷ đồng)
Các phụ nữ thu thập tôm ở làng Hu Dị.