Bong gân, có nên bó thuốc?

    An Hạ (Q.1, TP.HCM)

    Bong gân, có nên bó thuốc? ảnh 1

    Chườm đá sẽ giúp nơi chấn thương đỡ đau và sưng (ảnh internet)

    ThS-BS Tăng Hà Nam Anh - BV Nguyễn Tri Phương TP.HCM, trả lời:

    Nhiều người thường cho rằng, vấp như vậy chỉ bị bong gân nhẹ và tự điều trị bằng các phương pháp truyền thống như sửa trật đả, đắp lá, bó thuốc rượu… tại nhà. Tuy nhiên, chấn thương này nếu không được xử lý đúng, có thể gây ra những biến chứng như sưng, cứng khớp, yếu cơ hoặc sẽ đau kéo dài và có thể gây tàn phế. Ví dụ, xoa bóp dầu nóng có thể làm vết thương sưng lên, việc kéo nắn làm vết thương chảy máu hoặc rách da, bó thuốc Bắc sẽ gây nhiễm trùng da. Việc đi lại quá sớm làm vết thương lâu lành. Chích thuốc vào chỗ tổn thương cũng làm vết thương lâu lành hơn.

    Khi bị chấn thương cổ chân, đầu tiên phải chăm sóc vùng chấn thương bằng cách nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân, có thể gắn nẹp bảo vệ. Việc đắp đá lạnh sẽ giúp chỗ tổn thương bớt sưng và đau (dùng bọc nhựa đựng đá vụn, áp lên một mảnh khăn đặt trên cổ chân, cứ mỗi hai tiếng làm như vậy khoảng 20 phút). Khi nằm, cố gắng gác chân lên cao hơn thân mình và tim, nhưng không nên kê quá cao, khoảng 10 - 20cm là vừa.

    Để cổ chân dẻo dai, khỏe mạnh và mau chóng hồi phục, người bệnh có thể tham khảo bác sĩ một số bài tập giúp phục hồi chấn thương cổ chân. 

    Theo Báo Phụ nữ TP.HCM

    Đừng bỏ lỡ

    Đọc thêm

    Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

    Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

    (PLO)- Hơn 70% người trưởng thành tại Việt Nam bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin tại Lễ mít tinh và đi bộ hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới diễn ra tại TP.HCM ngày 16-3.