Cán bộ đền 360 triệu cho dân: Sòng phẳng và trách nhiệm

(PLO)- Nhận sai và chân thành sửa chữa, đó là biểu hiện rõ nét của trách nhiệm và sự sòng phẳng của cán bộ với người dân, một hành động đáng được hoan nghênh của các cán bộ thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sau khi bị khiếu nại vì tắc trách, “ngâm” hồ sơ làm nhiều ngư dân ở địa phương không được nhận tiền hỗ trợ theo chủ trương của tỉnh, mới đây ba cán bộ có liên quan của UBND thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu đã tự móc 360 triệu đồng tiền túi ra đền cho 18 hộ dân.

Số là trước đó, HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có nghị quyết về chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết được triển khai thực hiện từ tháng 4-2018 đến hết tháng 12-2020. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đến tháng 10-2020, nhiều ngư dân ở thị trấn Long Hải mới biết thông tin và làm hồ sơ, lúc này các nơi trong tỉnh đã giải ngân xong, thế là bà con không được nhận tiền hỗ trợ.

17/18 hộ dân đã đồng ý nhận tiền hỗ trợ từ kinh phí do các cá nhân cán bộ thẩm định hồ sơ tại thị trấn Long Hải bỏ ra và đồng ý rút đơn. Ảnh: TK
17/18 hộ dân đã đồng ý nhận tiền hỗ trợ từ kinh phí do các cá nhân cán bộ thẩm định hồ sơ tại thị trấn Long Hải bỏ ra và đồng ý rút đơn. Ảnh: TK

Bức xúc, các ngư dân đã khiếu nại. Kết quả là chủ tịch, phó chủ tịch và cán bộ phụ trách ngư nghiệp của thị trấn (lúc đó), mỗi người đã bỏ ra 120 triệu đồng tiền túi bồi thường cho 18 ngư dân. Lý do là họ đã nộp hồ sơ hợp lệ nhưng thị trấn “ngâm” không xét, không thẩm định, không báo cáo cấp trên, làm cho ngư dân không được nhận phần hỗ trợ theo chính sách tốt đẹp của tỉnh.

Có nhiều câu hỏi đặt ra trong vụ việc trên như: Tại sao chủ trương tốt đẹp của tỉnh có hiệu lực từ năm 2018 nhưng mãi đến gần cuối năm 2020 bà con mới biết để làm hồ sơ? Sẽ có nhiều lý do để biện hộ nhưng rõ ràng việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và thực thi chính sách đến người dân còn hạn chế và đây là căn bệnh trầm kha không chỉ với chủ trương trên của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mà còn với nhiều địa phương khác, nhiều quy định khác.

Chưa hết, hai tháng trước khi nghị quyết hết hiệu lực, bà con đã nộp đủ hồ sơ nhưng cán bộ nhận hồ sơ xong lại “để đó”. Điều này có lẽ không hiếm gặp trong thực tế giải quyết thủ tục hành chính hiện nay, nhiều hồ sơ quá hạn, trễ hạn gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp. Đây là biểu hiện của việc không làm hết trách nhiệm được giao, thực hiện không đúng, không đầy đủ công vụ của mình.

Theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, khi cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường theo quy định. Người thi hành công vụ gây thiệt hại cũng có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại…

Quy định là vậy nhưng người bị thiệt hại hiếm khi được nhận đầy đủ phần thiệt hại do lỗi của người thi hành công vụ gây ra. Nhiều trường hợp người thi hành công vụ “sai thấy rõ” nhưng lại tìm cách né trách nhiệm với đủ thứ lý do, gây mất lòng tin trong nhân dân. Chưa kể là với quy trình của luật thì việc chứng minh thiệt hại thực tế, mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại… để xác định mức bồi thường và mức hoàn trả của cán bộ không hề đơn giản. Thậm chí nếu không thỏa thuận được thì các bên còn phải đưa nhau ra tòa, gây mệt mỏi cho tất cả người trong cuộc.

Vậy nên, việc cán bộ thị trấn Long Hải thỏa thuận, tự móc tiền túi ra bồi thường cho người dân trước khi có yêu cầu hoàn trả của Nhà nước là cực kỳ hiếm. Họ đã thừa nhận và khắc phục hậu quả do mình gây ra mà không đợi phải có sự phân định của cơ quan có thẩm quyền, của tòa án là điều rất đáng ghi nhận.

Suy cho cùng, những thành công hay thất bại trong mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị đều gắn chặt với trách nhiệm của cá nhân trong tổ chức đó. Trong phần trách nhiệm thì việc thừa nhận, chủ động khắc phục hậu quả không chỉ lấy lại uy tín của cá nhân cán bộ làm sai mà còn làm tăng thêm uy tín của cơ quan nhà nước.

Khi nhận sai và chân thành sửa chữa, đó là biểu hiện rõ nét của trách nhiệm và sự sòng phẳng của cán bộ với người dân, một hành động đáng được hoan nghênh của các cán bộ thị trấn Long Hải.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

(PLO)- Nhiều trường hợp người bị tấn công trên mạng xã hội phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng chịu đựng và chọn cách im lặng để tự bảo vệ mình…

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

(PLO)- Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) có thể chậm nhưng phải thật chắc, để đảm bảo rằng một khi Quốc hội đã bấm nút thông qua thì phải đáp ứng được kỳ vọng của Nhân dân.

Vi phạm nồng độ cồn: Hết đường xin xỏ!

Vi phạm nồng độ cồn: Hết đường xin xỏ!

(PLO)- Ngoài xử phạt hành chính, CSGT còn gửi thông báo về đơn vị công tác đối với cán bộ, đảng viên vi phạm nồng độ cồn để kiểm điểm, xử lý theo quy định của Đảng, cơ quan...

Lộng ngôn trên mạng!

Lộng ngôn trên mạng!

(PLO)- Dùng mạng xã hội không khéo hoặc thiếu văn minh thì người dùng rất dễ trở thành “con tin” trước đám đông hoặc bị phạt tiền, bị tù tội.

‘Chung cư mini’ và khoảng trống pháp luật

‘Chung cư mini’ và khoảng trống pháp luật

(PLO)- Những căn hộ riêng lẻ “biến hoá” thành chung cư được phê duyệt an toàn PCCC công trình như nhà ở thông thường khiến cho sự an toàn của người sử dụng bị treo lơ lửng.

Biển Đông: Không có chỗ cho đường lưỡi bò phi pháp!

Biển Đông: Không có chỗ cho đường lưỡi bò phi pháp!

(PLO)- Việc Trung Quốc cài cắm đường lưỡi bò phi pháp vào các văn hóa phẩm đến lúc này gặp phải sự phản đối hơn là ủng hộ, sự quay lưng hơn là đồng hành và không ai, không nước nào tin vào những câu chuyện do Trung Quốc cố tình “sáng tác” và “phát tán” về đường lưỡi bò.
Gỡ thẻ vàng IUU: Suy ngẫm và hành động

Gỡ thẻ vàng IUU: Suy ngẫm và hành động

(PLO)- Ngư dân là nhân tố quyết định thành công hay thất bại của việc loại bỏ hành vi khai thác IUU. Khi hiểu được hậu quả của IUU, ngư dân sẽ tự giác tuân thủ pháp luật và khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm.