Cần đẩy mạnh giám sát, phản biện để các chính sách đến với đồng bào thiểu số

(PLO)- Theo Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam, để các dự án đầu tư, chính sách của nhà nước đến được với đồng bào dân tộc thiểu số, cần đẩy mạnh, nâng cao công tác giám sát, phản biện.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 11-5, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ phối hợp với Ban công tác phía Nam – Ủy ban TW MTTQ Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Hội thảo "Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng ĐBSCL".

Hội thảo nhằm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam, Trương Thị Ngọc Ánh, để các dự án đầu tư, chính sách của nhà nước đến được với đồng bào dân tộc thiểu số, cần đẩy mạnh, nâng cao công tác giám sát, phản biện. Ảnh: TRUNG TIẾN

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam, Trương Thị Ngọc Ánh, để các dự án đầu tư, chính sách của nhà nước đến được với đồng bào dân tộc thiểu số, cần đẩy mạnh, nâng cao công tác giám sát, phản biện. Ảnh: TRUNG TIẾN

Theo thống kê, ĐBSCL hiện có hơn 1,3 triệu người dân tộc thiểu số, chiếm 7,58% dân số của vùng và chiếm 9,28% số người dân tộc thiểu số trong cả nước.

Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả những đề án, chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số, diện mạo nhiều vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số ở ĐBSCL đã khởi sắc. Cạnh đó, đời sống vật chất, đời sống tinh thần của bà con cũng được nâng cao, tạo tiền đề khơi dậy và phát huy vai trò chủ thể của đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe nhiều tham luận liên quan đến các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số, như: Thực trạng và giải pháp việc phối hợp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng; Giải pháp, chính sách thúc đẩy đồng bào dân tộc Khmer phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nâng cao đời sống ở Kiên Giang...

Phát biểu kết thúc hội thảo, bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam cho rằng Hội thảo đã đưa ra một số giải pháp cơ bản giúp Mặt trận các tỉnh, thành phố trong khu vực có thể nghiên cứu, tham khảo và vận dụng vào công tác tuyên truyền. Từ đó, vận động đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần hỗ trợ bà con có điều kiện học tập, sản xuất vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện các mục tiêu, phát triển khu vực.

Nhiều tham luận liên quan đến các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số được trình bày tại Hội thảo. Ảnh: TRUNG TIẾN
Nhiều tham luận liên quan đến các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số được trình bày tại Hội thảo. Ảnh: TRUNG TIẾN

“Giai đoạn tới sẽ có nhiều chương trình, dự án đầu tư được triển khai trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong vùng. Để các dự án đầu tư, chính sách của nhà nước đến được với đồng bào dân tộc thiểu số, cần đẩy mạnh, nâng cao công tác giám sát, phản biện.

Cạnh đó, cần đẩy mạnh việc biểu dương tôn vinh các tấm gương điển hình người tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, phải thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ Mặt trận và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác tuyên truyền nắm bắt tình hình nhân dân” - Phó Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam lưu ý.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm