Chấm dứt việc phun khử khuẩn nơi công cộng vì vô tác dụng

Công văn số 6212 do Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên dẫn lại quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rằng đường phố, vỉa hè không phải là nơi chứa viruts Sars-Cov-2. Việc phun hóa chất diệt khuẩn ngoài trời không được WHO, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) khuyến cáo, do kém hiệu quả, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người phun và người xung quanh khu vực phun.

Cũng theo WHO và CDC Hoa Kỳ, việc sử dụng số lượng lớn hóa chất diệt khuẩn để phun diệt khuẩn ngoài trời còn có thể gây hại đến môi trường, làm lãng phí nguồn hóa chất dự trữ cho công tác phòng, chống dịch. Chưa kể, việc phun hóa chất diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào còn gây hại cho sức khỏe không chỉ người bị phun mà cả nhân viên phun hóa chất.

Vì vậy, Bộ Y tế - với vai trò Cơ quan thường trực của BCĐ quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn:

- Không thực hiện việc phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn để diệt viruts Sars-Cov-2 tại các khu vực ngoài trời.

- Không áp dụng biện pháp phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào, gồm cả hình thức buồng khử khuẩn.

- Việc phung khử khuẩn chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp khi xử lý môi trường nơi có bệnh nhân Covid-19 tại cộng đồng theo hướng dẫn tháng 3-2020 của Bộ Y tế.

- Hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn phải trong diện có đăng ký lưu hành còn hiệu lực, đã được Bộ Y tế công khai trên địa chỉ http://vihema.gov.vn; sử dụng theo đúng phương pháp, liều lượng trên nhãn sản phẩm.

Công văn 6212 của Bộ Y tế, ngày 2-8-2021 chỉ đạo chấm dứt việc phun khử khuẩn vốn được báo chí phản ánh là vô tác dụng.

Trở lại với thực tế hơn một năm qua, gần như khi xảy ra ổ dịch Covid-19 nào thì UBND các tỉnh, thành phố đều đề nghị quân đội cử lực lượng, phương tiện tới phun khử khuẩn. Nhiều lễ ra quân phòng, chống dịch của quân đội cũng xuất hiện xe khử khuẩn như biểu tượng của chuyên môn, sức mạnh. Ở nhiều điểm chốt kiểm dịch, lực lượng chức năng còn kiểm tra, phun hóa chất khử khuẩn vào cả xe chở hàng là lương thực, thực phẩm. Biện pháp khử khuẩn còn được đưa vào các sản phẩm kiểu như buồng khử khuẩn, lắp đặt ở nhiều cơ quan nhà nước ở nhiều tỉnh thành, kể cả các cơ quan trung ương ở Hà Nội.

Trên mạng xã hội, sau đó là báo chí đã có những bài đưa ý kiến chuyên gia, bao gồm cả hướng dẫn, cảnh báo của WHO, CDC Hoa Kỳ phê phán cách làm này.

Đến thời điểm này, trong nước chưa có thông tin chính thức nào đo đếm mức độ lãng phí tiền bạc, rủi ro sức khỏe do việc triển khai các hình thức phun khử khuẩn thiếu cơ sở khoa học gây ra.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm