Bị cô lập nhiều ngày, người dân ở các xã hết sức khó khăn.
Người dân tận dụng nguồn ngước từ đầu nguồn giặt giũ trong những ngày bị chia cắt.
Xã Phước Kim cũng là một địa phương bị cô lập sau bão số 9. Chính quyền địa phương cùng bộ đội đã nỗ lực thông tuyến đến xã này.
Lúc này, lực lượng tại chỗ đang nỗ lực hết sức hỗ trợ người dân, tìm kiếm tám nạn nhân mất tích do sạt lở ở xã Phước Lộc.
Nhiều điểm sạt lở kinh hoàng, nhà cửa bị cuốn trôi.
Các lực lượng đã nỗ lực hết sức mở đường, thông tuyến nhưng do thời tiết không thuận lợi nên buộc phải tạm dừng để đảm bảo an toàn.
Xe tải, máy đào bị chôn vùi dưới đống sạt lở.
Trong hai ngày (30 và 31-10), khoảng 200 công nhân làm việc tại thuỷ điện Đăk Mi 2 bị cô lập đã di chuyển ra ngoài bằng ròng rọc.
Đường vào hai xã Phước Thành và Phước Lộc có những đoạn dốc dựng đứng. Lực lượng cứu hộ sẽ bố trí ròng rọc tời hàng qua những đoạn sạt lở vào cho người dân bị cô lập.
Hai vụ sạt lở ở xã Phước Thành khiến năm người chết, tám người mất tích.
Cần khoảng thời gian khoảng 2-3 tháng mới có thể thông đường đến hai xã Phước Thành và Phước Lộc.
Những điểm sạt lở hết sức nguy hiểm.
Nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng, nước chảy như suối ngay trên đường.