TP.HCM

Chuyển ý kiến về 'Xin xác nhận độc thân...' đến thứ trưởng Bộ Tư pháp

Theo đó, ngày 14-7, báo Pháp Luật TP.HCM đã có bài báo đăng ý kiến bạn đọc về việc “Xác nhận độc thân: Tại sao không cho dân tự cam kết”.
Bài báo cho rằng thủ tục xin cấp giấy xác nhận độc thân hiện nay thực sự đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân khi quy định pháp luật đã thay đổi từ việc để cho người dân tự cam kết đến buộc người dân phải tự đi chứng minh tình trạng hôn nhân của mình.
Cụ thể, theo quy định cũ, khi xin cấp giấy xác nhận tình trạng độc thân đối với những người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước ngoài), mà UBND cấp xã, nơi xác nhận tình trạng hôn nhân không rõ về tình trạng hôn nhân của họ ở những nơi đó thì người yêu cầu được viết bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan này.


Khi làm thủ tục nhà đất, khá nhiều trường hợp được yêu cầu cung cấp giấy xác nhận độc thân.  Ảnh minh họa: HTD

Tuy nhiên, khi Luật Hộ tịch có hiệu lực và kèm theo Nghị định 123/2015 hướng dẫn thi hành luật ra đời thì việc xin cấp giấy xác nhận độc thân trở thành nỗi ám ảnh và cực hình đối với những công dân đã từng đăng ký thường trú ở nhiều nơi khác nhau khi buộc người yêu cầu phải có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình... Như vậy người dân sẽ phải về rất nhiều địa phương để xin xác nhận mà trong nhiều trường hợp, việc xin xác nhận này là bất khả thi.
Để “chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình”, đương sự phải bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức mà những việc này hầu như không mang lại kết quả khả quan nào…
Bài viết đã đặt vấn đề: Tại sao sơ yếu lý lịch có rất nhiều thông tin quan trọng mà Nhà nước còn để cho người dân được tự cam kết, với giấy xác nhận độc thân sao lại bắt người dân chạy đông, chạy tây như vậy? Tại sao không để cho người dân được tự cam kết và chịu trách nhiệm về cam kết của mình như quy định trước đây?
Nay UBND TP.HCM đã chính thức chuyển những thắc mắc và gần như đề nghị này đến Bộ Tư pháp để với vai trò là một cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Hộ tịch cũng như Nghị định 123/2015, Bộ sẽ xem xét, giải quyết vướng mắc này theo thẩm quyền.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới