Bước đầu chập chững
Không biết từ khi nào Nguyễn Thị Lý được bạn bè gọi cho cái tên “Cô nàng nấm Đông trùng hạ thảo”. Chẳng biết đó là cái danh hay cái mệnh vận vào cô gái. Cô giám đốc trẻ tuổi sinh năm 1991, cựu sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM ấy đã cùng bốn người bạn của mình thành lập công ty chuyên nghiên cứu và tự nuôi cấy Nấm Đông trùng hạ thảo (ĐTHT). Tuy không phải là người đầu tiên ở Việt Nam đăng ký bản quyền nuôi cấy ĐTHT, hay người mở màn cho loại cây thảo dược đắt tiếng này, nhưng có lẽ là Lý cùng với bốn người bạn của mình là một trong những người trẻ tuổi dám đi trên con đường đánh cược với sự thành bại này.
Từ những năm hai đại học, cô giáo Nguyễn Thị Liên Thương mang về từ Hàn Quốc một loại nấm có tên ĐTHT. Lúc bấy giờ với các bạn trẻ, đó là cái tên vô cùng mới mẻ, là loại nấm có dược tính phong phú mà khó có loại thảo dược nào có được, hiện nay nhiều nước trên thế giới đang trồng nhân tạo và thương mại hóa. ĐTHT mang đến nhiều đến thú vị khi bản thân cái tên của nó đã là quá trình sinh trưởng, mùa đông là côn trùng đến mùa hạ là cây cỏ. Và hơn hết, nó có tác dụng chữa những căn bệnh hiểm nghèo trên thế giới như ung thư, hiếm muộn, yếu sinh lý và tiểu đường, điều hòa miễn dịch, suy giảm chức năng gan, thận, phổi... nên có giá lên tới cả tỉ đồng 1kg. Bởi vậy mà trong dân gian khi mắc bệnh hiểm nghèo người ta vẫn kháo nhau hãy tìm và mua “ước mơ Tây Tạng”.
Cho đến khi ra trường, Lý vào làm cho một công ty nấm, chị nhận ra rằng, loài ĐTHT Cordyceps sinensis năm xưa mình học chỉ mọc trong tự nhiên với số lượng ít ỏi, hiếm người mua được nó, trong khi loài Cordyceps militaris cũng có những dược tính tương tự lại có thể nuôi cấy được ở môi trường Việt Nam. Lý bỗng khao khát có thể tự tay nuôi cấy để hiện thực hóa “ước mơ Tây Tạng” cho những người dân tầm trung trong xã hội. Cô gái nhỏ đem ý tưởng kể với bốn chàng trai Công Nguyên, Xuân Diệu, Doãn Lộc và Lê Dũng. Thật may mắn, lúc này Diệu và Nguyên đang nghiên cứu chuyên sâu về loài ĐTHT cũng như nông nghiệp công nghệ cao. Lòng nhiệt huyết gặp sự đam mê, họ bỏ ngang những công việc đang lên của mình để đến với nền nông nghiệp sinh học lắm gian nan này.
Con đường khởi sự với Đông trùng hạ thảo
Nghiên cứu về ĐTHT có tỷ lệ thành công rất thấp nên khi mới nghiên cứu Lý và các bạn của mình hiểu và chấp nhận rủi ro sẽ gặp phải. Bởi cả nhóm tâm niệm rằng: “Đừng nghĩ khởi nghiệp là dễ thu tiền tỉ. Khởi nghiệp rất cần một quá trình bền bỉ, sáng tạo và đam mê thực sự đối với từng sản phẩm”.
Nhóm SAHA trong quá trình nghiên cứu nuôi cấy nấm ĐTHT. Ảnh: NH
Tin vào bản thân, Lý cùng nhóm bạn lăn mình vào nghiên cứu. Ngày cặm cụi trong căn nhà thuê để làm phòng thí nghiệm, tối chia nhau tìm việc để kiếm thêm trang trải mua giống, trang thiết bị, tiền ăn, tiền ở, và quan trọng là tiền...nợ. Đêm muộn sau mỗi giờ làm, trong dãy trọ ấy, lại có một căn phòng lặng lẽ sáng đèn, nơi ấy Lý cùng các bạn, người đọc tài liệu, người nghiên cứu, người phân tích giống, “cứ thế gần một năm trời ròng rã, chúng mình vật lộn bên những giấc mộng chưa thành”, Lý bảo.
Chị kể có những ngày nấm bắt đầu hình thành quả thể, cả nhóm không dám ngủ, bởi đặc thù của loại nấm này yêu cầu rất khắt khe về các điều kiện sinh trưởng như nhiệt độ, độ ẩm, bước sóng ánh sáng, áp lực Oxy, môi trường dinh dưỡng, chỉ cần một trong các yếu tố trên không đạt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm thậm chí là không lên thành cây. Khi thực hiện Lý cùng mọi người luôn tuân thủ các nguyên tắc vô trùng để đảm bảo không tạp nhiễm hoặc vi sinh vật khác tấn công cạnh tranh dinh dưỡng và gây hư môi trường nuôi nấm. Cứ một quy trình như thế nhóm phải chờ tới hơn 75 ngày để kiểm tra kết quả.
Và có lẽ khi nhớ lại, với Lý và các bạn đó cũng là quãng thời gian thử thách đen tối nhất, khi chưa một lần nuôi cấy thành công, cứ khi bắt đầu hình thành quả thể, thì lại nhiễm khuẩn khiến sản phẩm bị thối và hư.
Lý biết trong làm khoa học, thất bại là điều không thể không xảy ra, thậm chí nó còn theo mình xuyên suốt trên chặng đường này, nghĩ vậy, để những lúc nản chí cả nhóm lại hừng hực niềm tin vào ngày mai rực rỡ hơn.
Cho đến mãi đầu năm 2016, Lý và các bạn mới thành công mẻ đầu tiên. Chưa vội mừng rỡ, họ lại mất thêm 9 tháng nữa để hoàn thiện quy trình và đưa vào sản xuất. Đầu tháng 11 năm 2016, Lý đem sản phẩm đi kiểm nghiệm cho thấy hai dược chất quý là Cordycepin và Adenosine trong sản phẩm mình làm ra đạt kết quả khá tốt. Cô gái duy nhất nói với bốn chàng trai rằng: “Đã đến lúc chúng ta lan tỏa “giấc mơ Tây Tạng” đến với mọi người”. Với ước mơ lan tỏa mọi điều tốt đẹp đến từ sâu thẳm trái tim Lý và các bạn lấy tên SAHA tức Sài Gòn, Hà Nội, để mọi người trên đất nước Việt Nam ai cũng được “quyền” tiếp cận những gì tốt nhất của cuộc sống này.
Nấm Đông trùng hạ thảo SAHA được nuôi cấy thành công. Ảnh: NH
Xuân Diệu (Phó GĐ công ty TNHH SX Thương Mại SAHA) nói rằng, ở Lý chúng mình luôn nhận được sự lạc quan. Bởi vậy, dẫu bước đầu còn khó khăn về vốn, nhưng cô gái ấy đã cùng các bạn mình mạnh dạn vay mượn, mở rộng diện tích, và mô hình. Đầu tư thêm máy móc, mượn... nhà anh chị làm phòng thí nghiệm, và nhân giống. Mỗi sản phẩm làm ra, Lý và các bạn luôn tâm niệm, lấy chữ nhân chữ tín làm đầu. ĐTHT sau khi phát triển và thu hoạch đều được chọn lọc rất tỉ mỉ với một quy trình tuyển chọn khắt khe, sản phẩm sau đó được sấy thăng hoa (phương pháp này giữ được hơn 95% hoạt chất sinh học có bên trong nấm) và đóng gói dưới dạng sản phẩm dược liệu thô nguyên chất. Những sản phẩm không đạt chuẩn như về độ cao, kích thước nhưng chất lượng vẫn đảm bảo thì đem đóng gói hoặc chiết xuất tinh chất làm thành cao, viên nang, pha nước uống và được bán với giá thành rẻ cho mọi người thu nhập thấp có thể sử dụng và tiếp cận.
Từ vài ký mỗi ngày cho đến nay, SAHA đã cho thu hoạch 150kg nấm tươi mỗi chu kỳ sản xuất. Vì nắm rõ được công nghệ sản xuất và chọn đúng mô hình để khởi nghiệp, nên ở SAHA các bạn bạn trẻ hiểu được các con số cần có trong kinh doanh. Tập trung vào sản phẩm và cắt bỏ những chi phí không cần thiết, lấy sức mình làm lời nên ở SAHA giá thành sản phẩm thấp hơn so với thị trường, nó không phải chỉ đơn thuần là cạnh tranh, mà ở Lý còn là tâm niệm: mang ước mơ Tây Tạng về đồng bằng.
Sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo SAHA ra mắt thị trường. Ảnh: NH
Lý bảo, "trong mình còn nhiều ước vọng, mình muốn nuôi cấy tiếp các giống nấm linh chi, nấm bào ngư và nấm rơm... Nhưng đừng nói chúng mình tài giỏi hay khởi nghiệp lên cơ ngơi gì cả, sự thành công không đo đếm bằng số tiền mà đo bằng lòng tin của người tiêu dùng. Và chúng mình cũng chỉ là một người rất nhỏ đang trên hành trình tập tành khởi sự nông nghiệp mà thôi"
Và khi nhìn thấy những thành quả của SAHA chúng tôi mới thấy quả thật là khổ tận cam lai. Để hỏi điều gì đặc biệt ở SAHA, có lẽ đó là tình yêu với nghề, sự chân chất đến bình yên ở năm con người bên trong những phòng thí nghiệm, những con người đánh đổi thanh xuân để đeo đuổi ước mơ, mang ĐTHT lan rộng khắp mọi miền từ nông thôn lên thành phố.
Những ngày cuối năm Lý và nhóm bạn bận rộn bên những cây nấm vàng ươm trong phòng thí nghiệm và giúp những bạn sinh viên thực tập từ trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm tập tành mày mò trên con đường nghiên cứu này. Thôi cứ thong thả trước mọi khó khăn, thành công ở trước mặt, như lời Lý nói.
Nấm Đông trùng hạ thảo SAHA (giấy phép Số: 40469/2017/ATTP-XNCB) được bán tại: Công ty TNHH Sản xuất Thương Mại SAHA Địa chỉ: 87/89/16 Nguyễn Sĩ Sách, Phường 15 Quận Tân Bình, TP HCM Website: Trungthaosaha.com hoặc Fanpgae: https://www.facebook.com/trungthaosaha/ SĐT: 028 2218 1029; hotline: 0981 713 968 |