Công an Bình Thuận triển khai lực lượng tìm kiếm cứu nạn, phòng chống bão Noru

(PLO)- Công an các đơn vị, địa phương sẵn sàng tham gia phòng, chống bão và tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 25-9, Đại tá Trần Văn Mười, Phó Gíam đốc Công an tỉnh Bình Thuận, đã ký công văn gởi lãnh đạo công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh đề nghị chủ động ứng phó với bão Noru.

Công an Bình Thuận tham gia cứu một vụ thanh niên bị nước cuốn trôi. Ảnh PC

Công an Bình Thuận tham gia cứu một vụ thanh niên bị nước cuốn trôi. Ảnh PC

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, đêm 25-9, bão Noru vào biển Đông với sức gió cấp 9-10, giật cấp 13 và có xu hướng mạnh thêm.

Đến ngày 27-9 và sáng ngày 28-9, bão sẽ đổ bộ khu vực miền Trung với sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 14.

Do ảnh hưởng của bão, từ trưa và chiều 25/9, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Cấp độ rủi ro thiên tai trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông là cấp 3.

Thực hiện Công điện của Văn phòng Bộ Công an về chủ động ứng phó với bão Noru và mưa lớn kéo dài, Công an tỉnh yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Công an tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với thiên tai, bão, lũ, tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng lực lượng tham gia phòng, chống bão, tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.

Lực lượng Công an sẵn sàng tham gia phòng chống bão, tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu. Ảnh PC

Lực lượng Công an sẵn sàng tham gia phòng chống bão, tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu. Ảnh PC

Chủ động nắm tình hình, diễn biến của bão, mưa lớn để triển khai các phương án, kế hoạch, lực lượng, phương tiện tham gia phòng, chống bão; phát huy vai trò xung kích, tuyến đầu của lực lượng CAND trên mặt trận phòng, chống thiên tai.

Đảm bảo ANTT tại các địa bàn, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn, điều tiết giao thông, đảm bảo thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra thiên tai.

Chủ động các phương án phòng, chống thiên tai trong cơ quan, đơn vị; bảo đảm an toàn cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và an toàn trụ sở, tài liệu, trang thiết bị làm việc, các cơ sở giam giữ.

Kiểm tra an toàn các hồ, đập, những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét để kiến nghị di dời dân đến nơi an toàn.

Các địa phương ven biển và huyện đảo Phú Quý cần chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, huy động các ban, ngành triển khai các phương án phòng, chống bão, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, nhất là lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản; yêu cầu các cơ sở du lịch thông báo đến khách lưu trú hạn chế tắm biển trong thời gian này.

Chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng Quân sự, Biên phòng thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, thông báo cho tàu, phương tiện trên biển diễn biến của bão để chủ động tránh, trú an toàn; đảm bảo ANTT khu vực bến ghe, tàu trong thời gian diễn ra thiên tai, bão lũ.

Công an các địa phương phối hợp với đơn vị chức năng tăng cường tuyên truyền, phố biến, hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão, mưa lũ để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại...

Tổ chức tốt công tác trực ban, trực chỉ huy, bảo đảm lực lượng, phương tiện sẵn sàng triển khai các nhiệm vụ bảo đảm ANTT. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm