Công chứng viên là ai, vì sao người dân phải đi công chứng?

(PLO)- Vai trò của công chứng trong nền pháp lý hiện đại là gì, công chứng viên là ai, vì sao người dân phải thực hiện việc công chứng hợp đồng, giao dịch... tất cả sẽ được giải đáp trong một cuốn sách.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 7-6, tại Đường Sách TP.HCM đã diễn ra sự kiện ra mắt sách “Hoạt động công chứng: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS. CCV Ninh Thị Hiền.

Chia sẻ về lý do bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời cuốn sách này, TS Hiền cho biết quá trình 25 hành nghề luật, trong đó có 12 năm hành nghề công chứng bà nhận thấy, quá trình học tập, hành nghề thì học viên, công chứng viên phải tự mày mò, học hỏi rất nhiều.

Tuy nhiên, việc tìm tài liệu chính thức đôi khi còn khó khăn, chưa có nhiều tài liệu chuyên khảo về nghề, nếu có thì cũng chưa thực sự đầy đủ. Do đó, tác giả đã cho ra đời cuốn sách “Hoạt động công chứng: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” nhằm phần nào hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, cũng như hành nghề công chứng.

công chứng viên
Buổi giới thiệu sách diễn ra tại Đường sách TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN QUÝ

Là diễn giả khách mời đồng hành cùng tác giả trong buổi ra mắt sách, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (ĐH Fulbright Việt Nam) cũng đã có những chia sẻ với bạn đọc xoay quanh cuốn sách này, trong bối cảnh chỉ ít ngày nữa thôi, Quốc hội khóa XV sẽ lần đầu cho ý kiến về dự thảo Luật Công chứng sửa đổi.

“Cuốn sách này nói về nghề công chứng, các vị là ai, các vị làm cái gì. Quan trọng hơn là tại sao công chứng lại cần thiết và vì sao người dân bình thường cũng cần quan tâm, hiểu biết về công chứng”, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa nói.

Cũng theo ông Nghĩa, công chứng chính là cây cầu giảm bớt rủi ro cho người dân. Cuốn sách cho chúng ta biết tại sao cần có công chứng và tại sao sẽ là “thảm họa” nếu Việt Nam coi công chứng là nghề kinh doanh.

Theo ông, quan trọng nhất là phải tạo nên đạo đức nghề, thái độ của công chứng viên với nghề đó. Nếu công chứng viên là những người chỉ phấn đấu để tạo nên doanh thu thì đất nước ta sẽ không bao giờ có công lý. Vai trò của công chứng viên trong việc kiến tạo công lý cho đất nước là không đáng kể.

“Hãy tin tôi đi, cứ có đạo đức nghề, sẽ có doanh thu và cuộc sống ổn định, không có đạo nghề sẽ không có tương lai bền vững”, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa khẳng định.

GD-huynh-van-hanh.png
Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Huỳnh Văn Hạnh chia sẻ tại buổi giới thiệu sách. Ảnh: NGUYỄN QUÝ

Rất tâm đắc với điều này, ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, cho biết nghề nào cũng vậy, làm tốt, có đạo đức thì nghề sẽ ngày càng phát triển.

Còn dưới góc độ cơ quan Nhà nước quản lý hoạt động bổ trợ tư pháp, ông Hạnh cho biết rất vui khi một công chứng viên làm nghề, tâm huyết với nghề nghiên cứu hình thành tác phẩm có thể giúp cho nghề, giúp cho người dân hiểu được hoạt động của nghề công chứng. Qua đó, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM cũng mong rằng ngành công chứng TP luôn luôn phát triển, xứng đáng là lá cờ đầu của cả nước, phục vụ cho người dân được tốt hơn.

Công chứng giúp phòng ngừa tranh chấp

Sách “Hoạt động công chứng: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả TS. CCV. Ninh Thị Hiền gồm 7 chương.

Cuốn sách không chỉ giới thiệu về các quy định pháp luật hiện hành mà còn phân tích về các tình huống thực tiễn, giúp người đọc hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến hoạt động công chứng như: Hợp đồng, giao dịch, hành vi pháp lý được quy định tại Bộ luật Dân sự; Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản...

sach-cong-chung.png

Đáng chú ý, bạn đọc sẽ hiểu được vai trò của công chứng trong hoạt động hàng ngày của người dân, hiểu được tại sao chúng ta phải đi công chứng. Công chứng viên không chỉ chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, hành vi pháp lý mà còn là một dịch vụ công giúp phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm