Đêm giao thừa nhớ quê hương
Nhạc sĩ Võ Đông Điền. Ảnh tư liệu
Sau thành công với Tiếng hát chim đa đa, nhạc sĩ Võ Đông Điền tiếp tục soạn ca cổ với ca từ mượt mà, da diết cũng cùng với nỗi buồn kẻ ở người đi nên dễ đi vào lòng người như Xin đừng trách đa đa, Đêm giao thừa nghe một khúc dân ca... Trước khi trở thành nhạc sĩ, Võ Đông Điền là thầy giáo dạy môn Văn cho nên ca từ trong ca khúc của anh mang đậm chất văn học. Nhiều ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam bộ nói chung, dân ca Bình Dương quê hương anh nói riêng.
Âm hưởng dân ca trong ca từ của Võ Đông Điền thể hiện đậm nét qua ca khúc “Đêm giao thừa nghe một khúc dân ca”, được thể hiện qua giọng ca của ca sĩ Phi Nhung làm những người con xa xứ, xa quê càng day dứt, buồn khôn nguôi mỗi khi xuân về Tết đến: “Đêm giao thừa nghe một khúc dân ca,/ Bài dân ca tha thiết đậm đà, / Người xa quê nghe bài dân ca, / Câu dân ca ấm lòng người đi xa, / Nghe nôn nao như chiều 30 Tết, / Bếp than hồng mẹ nấu bánh chưng xanh. / Lời dân ca như phù sa con sông, / Thương quê hương thương vườn cau luống rau,/ Câu dân ca giao thừa nơi xa xứ, / Có mùa xuân đến từ quê nhà…”.
Ca sĩ Phi Nhung thể hiện thành công “Đêm giao thừa nghe một khúc dân ca”
Đêm giao thừa nghe khúc hát dân ca của nhạc sĩ Võ Đông Điền đã nói hộ dùm bao người con tha hương.
Duyên nợ “chim đa đa”
Chim đa đa của Võ Đông Điền khác với chim sáo của Nhất Sinh nhưng đều đọng lại cả hai loài chim này (tượng trưng cho người con gái) đều… qua sông. Loài chim đa đa của Võ Đông Điền từ Tiếng hat chim đa đa, Xin đừng trách đa đa phải chăng chỉ có trong ca từ do anh sáng tạo.
Nhạc sĩ Võ Đông Điền cho biết, anh viết bài này năm 1993, dựa trên câu ca dao, lời ru xưa quen thuộc: Đa đa nó đậu cành đa / Chồng gần không lấy sao lấy chồng xa?
Ca sỹ Quang Linh- người thể hiện thành công nhất ca khúc "Tiếng hát chim đa đa"
Năm 1999, ca sỹ Quang Linh “chấp cánh” từ đó bài hát vang xa đi sâu vào lòng quần chúng, lời nghe dễ thấm: Ngày nào em tuổi mười lăm, em hay nghe tôi ngồi đánh đàn, tiếng đàn làm nỗi nhớ mênh mông…cô gái từ nghe đến ngại ngùng: … em không nghe tôi dạo tiếng đàn mà chỉ nhìn len lén bên sông... như thế là rung động là biết yêu rồi. Nhưng họ đã không thành duyên nợ nhau mà sau nàng đi lấy chồng để lại bao ngậm ngùi cho chàng nhạc sỹ.
Và thời gian sau họ lại gặp nhau trên chuyến đò lênh đênh sông nước: Tình cờ tôi lại gặp em, ta đi chung trên một chuyến đò, con đò chiều đưa khách sang sông - tình cờ ta nhận ra nhau, nghe mênh mông nhớ chuyện hôm nào, để đò chiều sóng vỗ lao xao.Nàng giờ đã thành thiếu phụ: Ầu ơ ! Có con chim đa đa nó đậu cành đa sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa. Có con chim đa đa nó hót lời nỉ non sao em nỡ lấy chồng từ khi tuổi còn son. Để con chim đa đa ngậm ngùi đành bay xa…..
Nội dung và nhạc điệu gọn gàng, đơn giản làm lay động lòng người. Thế là bài hát ăn khách, sức lan toả của nó rất rộng và nhanh, hầu như chỗ nào cũng hát (vang xa đến tận ngoài nước): trên các sân khấu, trên nhiều website... Trong băng đĩa nhạc, cả trong phòng karaoké, người ta hát ào ào như một cái mode, sự thành công ngoài ý muốn của nhạc sỹ.
Nhạc sĩ Võ Đông Điền. Ảnh tư liệu
Cùng nghe tâm sự của tác giả: “Khi xây dựng một nhân vật chính trong một tác phẩm văn học thường thường họ dựa vào nguyên mẫu để viết. Ban đầu tôi viết về cô hàng xóm, cô láng giềng, cô gái nhà bên… Tôi khai thác trên khía cạnh, phát triển từ bài hát ru thành tiếng hát chim đa đa, đó là ký ức của tôi thời còn trẻ, tình yêu thời mới lớn. Sau này tôi nhớ lại viết thành Tiếng hát chim đa đa.
Sau thành công với ca khúc Tiếng hát chim đa đa, nhạc sĩ Võ Đông Điền lại cho ra đời ca khúc Xin đừng trách đa đa.
Nếu như trước đó thi sĩ Hoàng Cầm đã tạo ra một Lá Diêu bông “Đứa nào tìm được Lá Diêu bông / Từ nay ta gọi là chồng” thì nay một Võ Đông Điền đã tạo ra một chim đa đa vậy.
Nhạc sĩ Võ Đông Điền cho biết: “Khi tôi viết Tiếng hát chim đa đa rồi, tôi vẫn thấy còn thiếu gì đó. Tức là người đi lấy chồng xa rồi có còn hờn trách người ở lại hay không, có trách người ở lại có vô tình quá đỗi để em không được lấy chồng gần mà phải lấy chồng xa. Cho nên tôi viết Xin đừng trách đa đa. Có thể nhờ sự lan tỏa của “Tiếng hát chim đa đa” cho tôi cảm hứng mới. Tôi thấy có thể kể tiếp chuyện tình đó, nên viết “Rồi con chim đa đa, ngẩn ngơ đứng trông về chốn xa”. |
Nhạc sĩ Võ Đông Điền sinh năm 1952 (Nhâm Thìn). Anh hiện là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương. Giải thưởng:
|