Chương trình do Ban quản lý Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh, TP.HCM) tổ chức.
Được xây dựng năm 1948, lăng Lê Văn Duyệt (hay còn gọi là lăng Ông Bà Chiểu) đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1988. Ngoài Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt, lăng còn thờ Thiếu phó Lê Chất, Kinh lược Phan Thanh Giản, các bậc tiền hiền, hậu hiền và các anh hùng liệt sĩ.
Hai lần được triều đình cử làm tổng trấn Gia Định, Tả quân Lê Văn Duyệt đã có công lớn trong việc ổn định và phát triển khu vực Nam bộ thành một vùng bình yên, giàu có. Sau khi ông mất, nhằm tưởng nhớ công ơn của ông, người dân trong vùng đã lập lăng thờ ông và hằng năm tổ chức lễ giỗ.
Sáng 29-8 (nhằm ngày 29-7 năm Kỷ Hợi) đã diễn ra ngày tiên thường, gồm nhiều hoạt động bày tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt.
Sau đây là một số hình ảnh tại buổi lễ:
Nghi thức mời trầu rượu - tặng lộc được tiến hành một cách trang nghiêm.
Ban quý tế mời trầu, rượu đại diện lãnh đạo TP, các sở, ban, ngành và người dân đến dự lễ giỗ.
Thực hiện cúng tiên thường Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt theo nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn.
Đoàn múa lân đón đại diện các cơ quan, tổ chức đến dự lễ giỗ.
Dịp này, nhiều người dân đã đến dâng hương, lễ vật lên Tả quân Lê Văn Duyệt.
Tiến hành lễ xây chầu - đại bội trong lễ giỗ.
Tiến hành lễ xây chầu - đại bội trong lễ giỗ.
Các diễn viên của đoàn hát bội Ngọc Khanh tất bật vẽ mặt, hóa trang cho vở diễn.
Các diễn viên của đoàn hát bội Ngọc Khanh tất bật vẽ mặt, hóa trang cho vở diễn.
Phần biểu diễn hát bội - tuồng “Đức thượng công Lê Văn Duyệt” của đoàn hát bội Ngọc Khanh. Đây là vở diễn tái hiện lại quá trình làm quan liêm chính công minh, vì dân vì nước bất chấp nguy hiểm của Tả quân Lê Văn Duyệt.
Phần biểu diễn hát bội - tuồng Đức thượng công Lê Văn Duyệt của đoàn hát bội Ngọc Khanh. Đây là vở diễn tái hiện lại quá trình làm quan liêm chính công minh, vì dân vì nước bất chấp nguy hiểm của Tả quân Lê Văn Duyệt.
Vào ngày chánh giỗ (ngày 1-8 âm lịch) sẽ tiếp tục diễn ra các vở diễn hát bội - tuồng như Thuyết Đường, San Hậu 1, 2, 3 để phục vụ người dân vào 10 giờ và 14 giờ.
Vào ngày chánh giỗ (ngày 1-8 âm lịch) sẽ tiếp tục diễn ra các vở diễn hát bội - tuồng như Thuyết Đường, San Hậu 1, 2, 3 để phục vụ người dân vào 10 giờ và 14 giờ.
Người dân chăm chú theo dõi các nghệ sĩ biểu diễn hát bội, một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc.