Biến đổi khí hậu ảnh hưởng phụ nữ
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng phụ nữ
Quốc tế

Đất trời cực đoan và sự tổn thương của phụ nữ

KHOA ĐIỀM (Ảnh: CNN)

Biến đổi khí hậu làm rõ hơn bất bình đẳng giới trong xã hội. Cụ thể, so với nam giới, biến đổi khí hậu khiến phụ nữ đối mặt nhiều rủi ro hơn, theo đài CNN.

Phụ nữ và trẻ em gái là đối tượng chịu tác động mạnh của tình trạng bất bình đẳng giới. Liên Hợp Quốc (LHQ) nhận thấy khi thời tiết ngày càng khắc nghiệt sự bất bình đẳng đó trở nên trầm trọng hơn.

Theo đó, bạo lực gia đình tăng đột biến, bé gái phải nghỉ học, phải kết hôn sớm, phụ nữ bị buộc phải rời bỏ nhà cửa, phải đối mặt nguy cơ bị bóc lột và buôn bán tình dục cao hơn.

“Khi chúng tôi xem xét ai bị ảnh hưởng nặng nề hơn, ai ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu thì kết quả chủ yếu là phụ nữ – phụ nữ ở các nước nghèo và dễ bị tổn thương. Và thật không may, các chính sách hoặc chiến lược của chúng ta thực sự không hướng đến việc giải quyết thách thức này” - ông Selwin Hart, Cố vấn đặc biệt cho tổng thư ký LHQ về Hành động khí hậu và Chuyển đổi công bằng trao đổi với CNN.

Để làm rõ hơn việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng phụ nữ ra sao, CNN đã tổng hợp câu chuyện của phụ nữ và trẻ em gái ở một số quốc gia đang phát triển. Qua đó, CNN cho thấy biến đổi khí hậu đã làm phụ nữ gặp nhiều vấn đề trong việc tiếp cận quyền và khiến họ gặp nhiều rủi ro.

699386cb266c8d32d47d.jpg
Giáo dục trẻ em gái ở Nigeria
9a926be0fd4756190f56.jpg
Theo UNICEF, trên khắp Nigeria, hơn 10 triệu trẻ em từ 5 đến 14 tuổi không được đi học. Đối với trẻ em gái, số liệu thống kê thậm chí còn ảm đạm hơn. Ở các bang phía đông bắc và tây bắc nước này, chưa đến một nửa số trẻ em gái được đến trường.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng phụ nữ nhiều nơi trên toàn cầu
UNICEF cho biết cuộc khủng hoảng giáo dục này là kết quả của một loạt các yếu tố, bao gồm nghèo đói, địa lý và phân biệt giới tính. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu được xem là nguyên nhân bao trùm.
0f6718fa985d33036a4c.jpg
Nigeria ngày càng nóng và khô hơn, đồng thời thời tiết cực đoan như lũ quét, lở đất xảy ra ngày càng khốc liệt và thường xuyên hơn. Các hiện tượng thời tiết cực đoan khiến nhiều trường học không thể sử dụng được. Ngoài ra, nhiều gia đình phải nhờ con cái họ giúp đỡ công việc hoặc kiếm thêm tiền hỗ trợ gia đình, trong bối cảnh lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đời sống.
0679e2af9f0934576d18.jpg
Tại Nigeria, việc hỗ trợ giáo dục và trang bị kiến thức về khí hậu cho trẻ em gái đã bắt đầu được triển khai. Trung tâm Giáo dục Trẻ em gái ở TP Zaria (phía bắc Nigeria) là một trong những nơi đang nỗ lực thực hiện điều này.
fdf67d7c0fdaa484fdcb.jpg
Trung tâm này triển khai các chương trình giúp các bé gái tiếp tục đến trường và đào tạo về cách ứng phó tác động của thời tiết khắc nghiệt. “Tôi cảm thấy khi chúng tôi giáo dục các em gái về biến đổi khí hậu và cách giảm thiểu nó, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong việc tự hỗ trợ bản thân trong những lúc khó khăn” – bà Habiba Mohammed, giám đốc Trung tâm Giáo dục Trẻ em gái cho biết.
80bfe745bbe310bd49f2.jpg
Ảnh hưởng sinh kế ở Brazil
45c187ebd04d7b13225c.jpg
Rừng nhiệt đới Amazon là nơi hấp thụ nhiều carbon dioxide, hỗ trợ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nạn phá rừng và chăn nuôi tràn lan đang gây thiệt hại nặng nề cho Amazon.
d2aa2c057da3d6fd8fb2.jpg
Ở phía đông bắc Brazil, một nhóm phụ nữ ở lưu vực sông Amazon đang nỗ lực giành quyền kiểm soát rừng. Tại đây, nhiều phụ nữ bản địa kiếm sống bằng nghề hái dừa. Họ cho biết sinh kế của họ ngày càng bị đe dọa khi các công ty nông nghiệp lớn liên tục phá rừng và không cho phụ nữ đến gần các cây dừa.
ae5b16d85d7ef620af6f.jpg
Hơn 2.000 phụ nữ đã tập hợp lại để thành lập một phong trào bảo vệ rừng và bảo vệ sinh kế. Các thành viên của phong trào cho biết đây không chỉ là cuộc chiến vì an ninh lương thực mà còn là cuộc chiến vì bình đẳng giới. Họ hy vọng phong trào sẽ thúc đẩy canh tác bền vững và giúp bảo vệ tốt hơn khu rừng nhiệt đới quan trọng này.
ad4e3239759fdec1878e.jpg
Nạn buôn người ở Philippines
dc27d87e99d832866bc9.jpg
Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ phụ nữ bị lạm dụng tình dục và trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người.
Theo báo cáo năm 2022 của Văn phòng LHQ về Ma túy và Tội phạm, biến đổi khí hậu hủy hoại sinh kế, đẩy người dân vào tình trạng nghèo đói, buộc họ phải rời bỏ nhà cửa và cộng đồng của mình. Đối với phụ nữ và trẻ em gái, những tình trạng trên khiến họ dễ trở thành nạn nhân của lạm dụng tình dục hơn.
9dcb21711cd7b789eec6.jpg
Tình trạng bất ổn do biến đổi khí hậu tạo điều kiện cho những kẻ lạm dụng tình dục và buôn người hành động. Chúng nhắm vào những phụ nữ và trẻ em gái phải di dời đến những thị trấn xa lạ, sống tại những khu tạm trú đông người.
d6b6b34584e32fbd76f2.jpg
Tại Philippines, LHQ phát hiện nạn buôn người gia tăng sau cơn bão Haiyan năm 2013. Cơn bão này khiến hơn 6.000 người thiệt mạng và 4,4 triệu người phải sơ tán. Các nhà khoa học khí hậu dự đoán tần suất các cơn bão mạnh sẽ tăng đáng kể trong những thập niên tới và tăng hơn gấp đôi từ nay đến năm 2050, ở hầu hết khu vực trên thế giới.
ac2744e27c44d71a8e55.jpg
Philippines có nhiều tổ chức chuyên giúp chấm dứt nạn buôn người. Quỹ Hỗ trợ Phát triển Trao quyền Phục hồi Người dân (PREDA) là một trong số đó. Quỹ này giúp cứu phụ nữ và trẻ em gái khỏi những nơi bóc lột và bọn buôn người, đồng thời cung cấp nơi trú ẩn cho họ.
d2a1547065d6ce8897c7.jpg
Tảo hôn ở Bangladesh
3990afd0827629287067.jpg
Theo tổ chức phi lợi nhuận Save the Children, Bangladesh được coi là “điểm nóng khẩn cấp” về quyền của trẻ em gái.
60da049f2d398667df28.jpg
Bangladesh là nước cực kỳ dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Theo save the Children, khi thời tiết khắc ngày càng khó lường, đẩy người dân vào tình trạng nghèo đói hơn và các gia đình trở nên tuyệt vọng hơn, nguy cơ tảo hôn sẽ gia tăng.
8d3bbf529af431aa68e5.jpg
Theo tổ chức phi lợi nhuận Girls Not Brides, mỗi năm có 12 triệu bé gái kết hôn trước 18 tuổi trên toàn cầu. Điều này nghĩa là mỗi phút có 23 bé gái kết hôn.
5ed3311a11bcbae2e3ad.jpg
Marufa Khatun sống tại Satkhira (tây nam Bangladesh). Khatun kết hôn năm 11 tuổi vì cha mẹ em không còn khả năng xoay sở sau khi lốc xoáy và lũ lụt tàn phá khu vực họ sống. Năm nay Khatun 14 tuổi. Em hiện có con được 3 tháng tuổi. “Tôi kết hôn sớm vì thiên tai thường xuyên xảy ra và bố chúng tôi không đủ khả năng nuôi chúng tôi” – Khatun nói với CNN.
e32f01f41b52b00ce943.jpg
Các chính phủ trên thế giới đã cam kết chấm dứt tảo hôn từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, một phân tích gần đây của Save the Children cho thấy gần 9 triệu bé gái trên toàn thế giới vẫn phải đối mặt với nguy cơ chịu tác động của thảm họa khí hậu và tảo hôn mỗi năm.

Đọc thêm