Cần công bằng ghi nhận nỗ lực của Mỹ và Trung Quốc nhằm cứu khí hậu

(PLO)- Sự vắng mặt của các lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc ở Hội nghị COP28 dấy lên nghi ngờ về mối quan tâm thực chất của hai "ông lớn" có nhiều ảnh hưởng đến môi trường thế giới đến vấn đề khí hậu, song hai nước này đã có những nỗ lực rất đáng ghi nhận nhằm giảm thiểu tác động xấu đến khí hậu, nhất là về khí thải carbon.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) diễn ra mà không có mặt lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc (TQ). Điều này làm dấy lên các ý kiến trái chiều về cam kết giảm thiểu phát thải của hai quốc gia được xác định là có nhiều tác động nhất đến môi trường và khí hậu.

Đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo hai nước này vắng mặt ở hội nghị về khí hậu lớn nhất hành tinh. Tuy nhiên, sự vắng mặt này không đồng nghĩa với việc hai nước từ bỏ nỗ lực giảm thiểu những tác động tiêu cực đến khí hậu trái đất, nhất là đối với khí thải carbon - tác nhân lớn nhất gây biến đổi khí hậu, tờ Politico nhận xét.

Sự vắng mặt của lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ ở Hội nghị COP28 làm dấy lên những nghi ngờ về mối quan tâm thực chất đến khí hậu của hai ‘ông lớn’ có nhiều ảnh hưởng nhất đến môi trường. Tuy nhiên, cần ghi nhận những nỗ lực giảm thiểu tác động xấu đến khí hậu, nhất là đối với khí thải carbon của hai quốc gia này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Việc lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ vắng mặt ở Hội nghị COP28 làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về cam kết giảm thiểu phát thải của hai quốc gia. Ảnh: AFP

Những nỗ lực cần ghi nhận

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, các báo cáo cho thấy lượng khí thải carbon của Mỹ đã giảm trung bình 1,7% hằng năm. Trong năm 2023, nhờ việc tiếp tục chuyển từ sử dụng than đá sang khí đốt tự nhiên và năng lượng tái tạo, lượng khí thải từ các nhà máy điện của Mỹ cũng đã giảm 27 triệu tấn, tương đương 4,5% so với mức của năm 2022, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

Mỹ cũng cân nhắc đến vấn đề khí hậu khi đưa ra những chính sách mới. Trong số đó, có thể kể đến điều khoản tín dụng thuế nhằm giảm lượng khí thải carbon nằm trong Đạo luật Giảm lạm phát có hiệu lực chính thức từ ngày 16-8. Nhiều chuyên gia đánh giá rằng điều khoản này sẽ góp phần thúc đẩy cắt giảm hơn nữa lượng khí thải.

Sự vắng mặt của lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ ở Hội nghị COP28 làm dấy lên những nghi ngờ về mối quan tâm thực chất đến khí hậu của hai ‘ông lớn’ có nhiều ảnh hưởng nhất đến môi trường. Tuy nhiên, cần ghi nhận những nỗ lực giảm thiểu tác động xấu đến khí hậu, nhất là đối với khí thải carbon của hai quốc gia này.
Nhờ giảm thiểu việc sử dụng than đá, Mỹ tiếp tục cắt giảm lượng khí thải carbon. Ảnh: GETTY IMAGES

Năm 2021, Mỹ cam kết rằng đến năm 2030 nước này sẽ cắt giảm lượng khí thải xuống từ 50%-52% so với mức năm 2005. Trong bài phân tích về cam kết này, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đánh giá các chính sách của Mỹ về khí thải carbon “đang ngày càng rõ ràng và hợp lý”.

Về phía TQ, từ năm 2022, nước này đã vươn lên vị trí hàng đầu thế giới trong công cuộc chuyển đổi năng lượng tái tạo với khoản đầu tư 546 tỉ USD. Đài Al Jazeera dẫn ý kiến nhiều nhà nghiên cứu rằng TQ có vai trò hàng đầu trong việc hiện thực hóa những nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn thảm họa khí hậu.

Đây là minh chứng cho công cuộc thực hiện cam kết về lượng khí thải mà Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đưa ra năm 2020. Ông Tập nói rằng vào năm 2030 TQ sẽ giảm 65% lượng khí thải so với mức năm 2005, và đạt mức trung hòa carbon (trạng thái cân bằng giữa lượng khí CO2 thải ra và cắt giảm) vào năm 2060.

Trả lời phỏng vấn Al Jazeera, bà Lauri Myllyvirta - nhà phân tích chính và là người đồng sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) - dự đoán TQ vẫn có thể đạt đỉnh phát thải trước năm 2030, sau đó sẽ giảm thiểu nó.

Sự vắng mặt của lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ ở Hội nghị COP28 làm dấy lên những nghi ngờ về mối quan tâm thực chất đến khí hậu của hai ‘ông lớn’ có nhiều ảnh hưởng nhất đến môi trường. Tuy nhiên, cần ghi nhận những nỗ lực giảm thiểu tác động xấu đến khí hậu, nhất là đối với khí thải carbon của hai quốc gia này.

Trung Quốc vươn lên vị trí hàng đầu thế giới trong công cuộc đầu tư chuyển đổi năng lượng tái tạo. Ảnh: AP

Trước thềm Hội nghị COP28, TQ và Mỹ đã đạt được thỏa thuận cắt giảm lượng khí thải carbon từ ngành điện trong thập niên này. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hai quốc gia cam kết sẽ hạn chế tất cả những loại khí là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.

Sự kiện này cho thấy những nỗ lực về khí hậu đã vượt qua căng thẳng trong mối quan hệ TQ - Mỹ, đồng thời làm dấy lên hy vọng giúp đưa thế giới tiến gần hơn đến mục tiêu giữ nhiệt độ trái đất dưới mức 2 độ C theo Thỏa thuận Paris năm 2015, Politico đánh giá.

Sẽ còn nhiều thách thức

Rõ ràng TQ và Mỹ đều thể hiện nhiều nỗ lực trong công cuộc cắt giảm lượng khí thải carbon ra môi trường. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vẫn còn con đường dài để hai quốc gia có thể tác động mạnh mẽ hơn đến những vấn đề về khí hậu.

Ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu. Việc cân bằng giữa phục hồi kinh tế và đảm bảo an ninh môi trường là một bài toán khó đối với nhiều quốc gia, càng phức tạp hơn với hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới là Mỹ và TQ. Mặt khác, hai quốc gia này đều có nhiều vấn đề cần quan tâm, như tình hình căng thẳng ở nhiều khu vực trên thế giới, vốn có thể gây xao nhãng và trì hoãn các mục tiêu về khí hậu.

Năm 2023 đánh dấu kỷ lục mới về lượng phát thải carbon toàn cầu, bất chấp những nỗ lực giảm thiểu phát thải từ nhiều quốc gia. Với vai trò là hai nước có ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường thế giới, TQ và Mỹ sẽ cần nhiều chính sách phù hợp hơn để góp phần ngăn chặn tình huống xấu nhất do biến đổi khí hậu.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm