Gạc Ma: Bài học lịch sử

64 người con của Tổ quốc làm nhiệm vụ bảo vệ bờ cõi đã ngã xuống trước họng súng tàn độc của quân thù.

30 năm đã trôi qua, thời gian đủ để chúng ta nhận diện sự kiện bi thương này. Rõ ràng đây không phải là cuộc chiến tranh, không là trận hải chiến như ai đó từng đôi lần gọi tên. Đây là cuộc thảm sát với mưu đồ rất rõ ràng của Trung Quốc: Cướp đảo.

Trước dã tâm đó, chúng ta đã không mắc mưu. Những tiếng súng của ta đã không vang lên sau đó không chỉ tránh sự tổn thất máu xương mà còn ngăn được âm mưu thôn tính toàn bộ quần đảo Trường Sa. Và chúng ta đã gìn giữ những đảo, đá còn lại vẹn nguyên cho đến bây giờ.

30 năm đã qua, Trung Quốc vẫn chưa thôi cuồng vọng. Một mặt họ tôn tạo những phần đất đã cưỡng chiếm để khẳng định sự hiện diện. Mặt khác, họ luôn diễu võ dương oai bằng những lần kéo giàn khoan đi, về cùng những lệnh cấm đánh bắt cá vô cớ và vô giá trị…

Sự kiện Gạc Ma diễn ra vào năm 1988, sau khi Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển được ký kết (10-12-1982); tiếng súng của Trung Quốc nổ ra vào tháng 3 - mùa xuân, khi một nửa số người trên hành tinh đang thức. Nói điều này để thấy âm mưu thôn tính của họ luôn bất chấp công lý, đạo lý và lẽ phải, bất chấp cả sự đánh giá và phán xét của những quốc gia khác.

Lùi về 14 năm trước nữa, ngày 19-1-1974, Trung Quốc cũng đã tấn công và chiếm lấy Hoàng Sa của Việt Nam, bất chấp dư luận thế giới. Lùi về nhiều thế kỷ trước đó nữa, đã không biết bao nhiêu lần lân bang liên tục xâm lấn bờ cõi nước ta và lần nào họ cũng đều chuốc lấy thất bại thảm hại.

Sở dĩ phải nhắc lại điều này là để chúng ta đừng bao giờ mơ hồ trong cách nghĩ.

Nhận diện rõ điều này không có nghĩa là chúng ta thôi bang giao, hợp tác. Chúng ta vẫn hòa hiếu, bắt tay, vẫn hợp tác trên tinh thần láng giềng, hữu nghị, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. Nhưng chúng ta phải luôn đủ mạnh, về mọi mặt, phải luôn đủ sức và tỉnh táo để sẵn sàng đối phó với những thách thức để bảo vệ chủ quyền với bất kỳ sự bất ngờ nào.

Nghĩ về sự kiện Gạc Ma, về bài học lịch sử khắc cốt ghi tâm tức là chúng ta nghĩ về cách thức để làm cho quốc gia phồn thịnh, dân tộc hùng cường. Đó cũng là cách để tri ơn những người đã ngã xuống cho Tổ quốc trường tồn.

----------

Ảnh: Bức tranh "Gạc Ma - Vòng Tròn bất tử"  - họa sĩ Bùi Lệ Trang 

Số 1 Đông Nam Á và…

Số 1 Đông Nam Á và…

(PLO)- SEA Games 32 đang khép lại và vị trí số 1 Đông Nam Á của thể thao Việt Nam (TTVN) gần như đã được xác định.
Án hành chính: Lãnh đạo cần sòng phẳng với người dân

Án hành chính: Lãnh đạo cần sòng phẳng với người dân

(PLO)- Chỉ khi người lãnh đạo dám nhìn nhận cái sai và sửa sai, dám sòng phẳng với người dân khi tham gia tố tụng thì công cuộc quản lý hành chính mới ngày một tốt hơn và niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền ngày một tăng cao.
Muốn 'xanh', phải hành động

Muốn 'xanh', phải hành động

(PLO)- Phát triển xanh là xu hướng khó cưỡng lại nếu để ý rằng mới đây châu Âu thông qua đạo luật cấm nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến phá rừng, nhiều nước cũng dần nâng cấp các tiêu chuẩn về phát triển xanh.
Đã đến lúc dùng ETC để thu phí đỗ ô tô tại TP.HCM

Đã đến lúc dùng ETC để thu phí đỗ ô tô tại TP.HCM

(PLO)- Việc nhiều người ngang nhiên thu phí đỗ xe ở TP.HCM cho thấy đã đến lúc TP nên áp dụng các giải pháp công nghệ mới để vừa mở rộng số tuyến đường có tổ chức đỗ xe, làm tốt giao thông tĩnh vừa loại trừ được hiện tượng thu tiền riêng…
Xử vắng mặt bà Nhàn AIC xong, thi hành án thế nào?

Xử vắng mặt bà Nhàn AIC xong, thi hành án thế nào?

(PLO)- Trường hợp người phạm tội trốn ra nước ngoài, việc thi hành án hình sự gặp khó, dẫn đến hiệu lực của bản án chưa đạt được do người phạm tội vẫn nhởn nhơ sống ở nước khác.