Giải đáp tâm tư những bộ trưởng vừa miễn nhiệm

. Pháp Luật TP HCMCông tác kiện toàn nhân sự ở QH kỳ họp này đã hoàn tất như dự kiến. Tuy nhiên, một số bộ trưởng cũ có chia sẻ là họ không được thông báo trước nên có phần bị động. Bởi ai cũng có kế hoạch của mình cho đến hết nhiệm kỳ, kể cả trong công tác đối ngoại. Vậy có những gì cần rút kinh nghiệm? Cách làm này có thành tiền lệ cho các khóa sau không? Về lâu dài có sửa luật để việc chuyển giao bài bản, chuyên nghiệp hơn?

+ Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Công tác cán bộ được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Đều có thông báo tới các đối tượng. QH thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình. Cho nên không có bị động gì cả. Còn có thành tiền lệ không thì trước đây đã có những nhiệm kỳ mà ngay sau Đại hội Đảng toàn quốc là kiện toàn các chức danh lãnh đạo nhà nước. Kỳ này cũng thế, bầu cử đại biểu QH rồi kỳ họp đầu tiên của QH mới cách xa thời điểm Đại hội Đảng quá, nên cần kiện toàn luôn để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

Giải đáp tâm tư những bộ trưởng vừa miễn nhiệm ảnh 1
Ông Nguyễn Hạnh phúc trả lời câu hỏi của báo chí. Ảnh: ANTĐ

+ Ông Lê Minh Thông: Lần kiện toàn nhân sự này, QH khóa XIII thực hiện đúng chủ trương, đúng pháp luật. Việc có tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật để làm tốt hơn không thì tôi cho là đương nhiên. Công tác nhân sự lần này cho ta một số bài học kinh nghiệm để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định về nhiệm kỳ, bầu cử… làm sao để nhân sự hình thành ở Đại hội Đảng gần hơn với công tác nhân sự của bộ máy nhà nước. Làm sao vừa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, vừa chặt chẽ về mặt pháp lý, nhanh gọn.

. Tuổi Trẻ: Chức danh phó chủ tịch QH, phó thủ tướng CP là do QH bầu, phê chuẩn và miễn nhiệm. Vậy tại sao QH không miễn nhiệm chức vụ này với bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Xuân Phúc trước khi bầu vào vị trí cao hơn?

+ Vì đã bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch QH thì không còn việc kiêm Phó chủ tịch được. Vì vậy không cần việc miễn nhiệm chức danh phó chủ tịch nữa. Còn các vị trí khác thì phải miễn nhiệm trước. Ví dụ, phải miễn nhiệm chức danh phó chủ tịch với ông Huỳnh Ngọc Sơn rồi mới bầu ông Đỗ Bá Tị thay ông Sơn được.

Tương tự như vậy, bầu Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng thì không cần phải miễn nhiệm chức danh phó nữa.

. Tuổi Trẻ: Đầu giờ sáng 5-4, ngay sau khi công bố kết quả bầu một số phó chủ tịch và thành viên Ủy ban Thường vụ thì Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Ủy ban Thường vụ trình danh sách đề cử để QH bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc và chủ nhiệm một số Ủy ban của QH. Vừa công bố xong như thế thì Ủy ban Thường vụ QH họp lúc nào để lên được danh sách đề cử?

+ Khi QH bầu các thành viên Ủy ban Thường vụ thì đã tính theo số lượng các ủy ban rồi. Lúc đó, Ủy ban Thường vụ vẫn hoạt động bình thường, nên việc trình như vậy đảm bảo đúng quy trình.

. Vneconomy: Lễ tuyên thệ của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân rất trang nghiêm, trang trọng nhưng trong lúc đang diễn ra tuyên thệ thì có những đại biểu giơ máy ảnh, máy điện thoại để chụp ảnh, điều này khiến nhiều bạn đọc, cử tri không hài lòng. Chúng tôi đã phản ánh nhưng các lễ tuyên thệ sau đó vẫn như vậy. Vậy tới đây có rút kinh nghiệm không?

+ Lần đầu tiên chứng kiến lễ tuyên thệ như thế nên có đại biểu muốn lưu giữ hình ảnh. Còn thì đúng là phải nghiên cứu để hoàn thiện dần nghi lễ tuyên thệ cho phù hợp hơn.

QH khóa XIV tới đây sẽ bầu lại các chức danh lãnh đạo bộ máy nhà nước. Lúc đó các vị được bầu sẽ phải tuyên thệ. Nội dung chính thì Hiến pháp quy định rồi. Sau phần chính đó, như vừa rồi, các vị sẽ có phát biểu ngắn, gắn với vị trí công tác của mình.

. Infonet: QH khóa XIV tới đây sẽ miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn bao nhiêu chức danh lãnh đạo nhà nước?

+ Việc này đã rõ rồi. 37 vị được bầu, phê chuẩn vừa rồi thì đều đủ tuổi, điều kiện để làm việc ở khóa tiếp theo. Do đó việc miễn nhiệm tới đây chắc ít thôi.

. Thanh Niên: Việc lấy ý kiến cử tri nơi cư trú với ngươi tự ứng cử vừa qua, nhiều nơi không cho báo chí theo dõi, tác nghiệp. Cũng liên quan đến việc này, một số người tự ứng cử đã phản ánh bức xúc của mình trên Facebook, cũng như dùng mạng xã hội để quảng bá về mình. Những việc như vậy ông tổng thư ký đánh giá thế nào?

+ Vừa rồi chúng tôi đã trả lời thư của ông Nguyễn Quang A, khẳng định những thông tin rằng có tổ chức phản động hậu thuẫn người tự ứng cử không phải là ý kiến của Tiểu ban An ninh - quốc phòng, thuộc Hội đồng Bầu cử quốc gia. Đây chỉ là phát biểu mang tính cá nhân thôi.

Còn việc đưa thông tin trên mạng xã hội thì đó là quyền cá nhân, chúng ta không đặt ra yêu cầu kiểm soát gì cả. Hiện vẫn đang trong quá trình hiệp thương, chưa có danh sách bầu cử chính thức. Phải có danh sách chính thức thì mới áp dụng các quy định về vận động bầu cử, để đảm bảo công bằng giữa các người ứng cử.

Về báo chí đưa tin hoạt động bầu cử thì Luật Báo chí không có cấm đoán gì. Địa phương nào cản trở thì đề nghị có phản ánh để chúng tôi có ý kiến.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm