Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được gửi đến UNESCO

Thủ tướng đồng ý gửi hồ sơ quốc gia đề nghị Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) xem xét đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Theo thông tin từ Bộ VH-TT&DL, Thủ tướng ủy quyền Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL ký hồ sơ theo quy định.

Theo đó, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ VH-TT&DL làm các thủ tục cần thiết để gửi hồ sơ tới UNESCO trước ngày 31-3.

Một tác phẩm tranh dân gian Đông Hồ. Ảnh: Tư liệu

Trước đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (Bộ VH-TT&DL) triển khai thực hiện xây dựng hồ sơ theo quy định và hướng dẫn tại Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Đến ngày 3-3, hồ sơ đã hoàn thiện theo theo quy định và nộp về cơ quan Thường trực Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.

Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ có xuất xứ từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), đã có từ cách đây hàng trăm năm.

Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vốn gắn với tập tục treo tranh vào ngày tết, tết Trung thu, thờ cúng tổ tiên.

Tranh Đông Hồ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có những đặc trưng riêng về kỹ thuật in, chủ đề, màu sắc và đồ họa với các công đoạn làm tranh bằng tay, từ sáng tác mẫu tranh, khắc ván in đến làm màu, in tranh.

Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ.

Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp tết Nguyên đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. (Theo Wikipedia)

Lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nghề làm tranh Đông Hồ
Lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nghề làm tranh Đông Hồ
(PL)- Theo thông tin từ Bộ VH-TT&DL, cơ quan này thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc xây dựng hồ sơ nghề làm tranh dân gian Đông Hồ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

'Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy' như thế nào ?

'Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy' như thế nào ?

(PLO)- Cuốn sách "Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy" làm sống lại một vài khoảnh khắc mà mỗi người lớn đều từng là học sinh, từng vui đùa, từng ẩm ương, từng ngớ ngẩn, từng sợ hãi.