Cùng với các ngành nghề khác, giáo viên (GV) cũng mong mỏi khoản thu nhập được nhận vào dịp tết để sắm sửa cho gia đình.
Chờ mong hai khoản tiền
Là GV một trường mầm non ở Củ Chi, thời điểm này thầy Nguyễn Phúc Hiếu đang mong ngóng khoản thu nhập tết sắp tới.
Thầy Hiếu cho biết cứ đến tết, thầy nhận được khoản tiền trợ cấp của TP thường hơn 1 triệu đồng. Ngoài ra công đoàn trường tặng một phần quà trị giá 200.000-500.000 đồng. “Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận được khoản tiền tiết kiệm được từ ngân sách và tiền từ Nghị quyết 03 (chi thu nhập tăng thêm - NV) của TP. Tôi chỉ trông chờ vào hai khoản tiền này để lo tết cho gia đình” - thầy Hiếu nói thêm.
Đề cập đến vấn đề này, bà Huỳnh Thái Giang, Hiệu trưởng Trường THCS Hồ Văn Long, quận Bình Tân, cho hay khoản tiền tết GV mong chờ vào dịp này là tăng thu nhập cuối năm.
“Từ tiền ngân sách nhà nước cấp, nhà trường sẽ chi tiêu tiết kiệm nhằm dư ra một khoản dành cho cuối năm. Việc chi tăng thu nhập ở trường được chia đều cho mọi người. Khoản tiền này khoảng 8 triệu đồng/người. Cộng thêm tiền từ Nghị quyết 03, dự kiến tổng thu nhập GV nhận được thấp nhất vào dịp này khoảng 10 triệu đồng/người” - bà Giang nói thêm.
Ông Nguyễn Văn Giàu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Đức, quận 8, cũng cho biết: “Khoản tiền thu nhập tăng thêm GV nhận được do trường tiết kiệm từ các hoạt động trong năm. Đơn cử, năm học này trường có nhu cầu tuyển dụng GV tiếng Anh, âm nhạc nhưng không tuyển được. GV khác phải gồng gánh công việc. Vì thế tiết kiệm được khoản tiền biên chế. Năm nay dù dịch nhưng mỗi người vẫn có thể nhận được khoảng 10 triệu đồng tiền thu nhập tăng thêm. Ngoài ra, GV cũng nhận được khoản tiền từ Nghị quyết 03 của TP vào dịp này. Khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào hệ số và mức độ hoàn thành công việc của mỗi người” - ông Giàu nói.
Tại bậc THPT, ông Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè, cho hay tại thời điểm này, nhà trường chưa quyết toán thu chi nên chưa nắm được con số thực tế nhưng khả năng sẽ giảm hơn so với năm ngoái.
“Thường GV nhận tiền tết của TP khoảng 1,4 triệu đồng. Tiền tiết kiệm từ ngân sách khoảng 8 triệu đồng/người. Khoản tiền này giữa các trường không giống nhau vì phụ thuộc vào các hoạt động cũng như tài lèo lái của ông hiệu trưởng. Khoản tiền theo Nghị quyết 03 cũng giảm hơn so với năm ngoái do hệ số giảm” - ông Bình nói.
Cô trò Trường Tiểu học Hồng Đức, quận 8 trong một tiết học. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
GV khó khăn được hỗ trợ
Từ cuối tháng 10, Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo tết Tân Sửu 2021 cho cán bộ, nhà giáo, người lao động trong ngành.
Công tác chăm lo được thực hiện đồng bộ ở cả hai cấp công đoàn cơ sở và công đoàn ngành giáo dục TP.
Mức chăm lo ít nhất 500.000 đồng/người. Tất cả đoàn viên công đoàn đều được chăm lo, trong đó quan tâm đến các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang công tác tại các đơn vị, các cơ sở giáo dục trực thuộc.
Bên cạnh đó, Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM sẽ tổ chức chương trình “Tết sum vầy” 2021 cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động TP.HCM.
Theo đó, chương trình có 50 suất dành cho nhân viên (bảo vệ, phục vụ), GV đã có gia đình (GV cả hai vợ chồng đều công tác trong ngành giáo dục) có con nhỏ dưới 16 tuổi, hoàn cảnh khó khăn.
Kinh phí chăm lo gồm 1 triệu đồng tiền mặt, một phần quà trị giá 500.000 đồng/người. Các cháu dưới 16 tuổi sẽ nhận lì xì 100.000 đồng.
TP.HCM giảm hệ số thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, UBND TP chỉ đạo điều chỉnh giảm hệ số tăng thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Cụ thể, về hệ số điều chỉnh tăng thu nhập, cán bộ, công chức, viên chức có hệ số lương trên 3 sẽ áp dụng điều chỉnh hệ số tăng thu nhập tối đa từ 1,2 lần giảm còn 0,6 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ của năm 2020.
Với cán bộ, công chức, viên chức có hệ số lương từ 3 trở xuống sẽ điều chỉnh hệ số tăng thu nhập tối đa từ 1,2 lần còn 0,8 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ của năm 2020.
Thời gian áp dụng mức giảm này để tính thu nhập tăng thêm kể từ ngày 1-1-2020.
(PLO)- Bạn có thể làm theo những lời khuyên này bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ, dần dần trong lối sống của mình để đạt được mục tiêu giảm cân hiệu quả.
(PLO)- Sáng 19-9, chuyên đề 2 của Diễn đàn Kinh tế xã hội 2023 với tên “Nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an ninh xã hội trong bối cảnh mới” đã diễn ra.
(PLO)- Theo lời khai của Bằng, trước đó Bằng đã tiêu thụ trót lọt 11.000 lít dầu diesel được tái chế từ nhớt thải tại một địa điểm ở huyện Bình Chánh, TPHCM.
(PLO)- Văn bản chấn chỉnh hoạt động giáo dục đối với các trường ngoài công lập của Sở GD&ĐT TP.HCM nêu rõ không tuyển sinh tại những nơi chưa cấp phép.
(PLO)- Nam sinh học Trường THPT Nguyễn Công Trứ, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk bị đánh ngay tại trường và khi di chuyển qua chỗ khác lại tiếp tục bị một người khác đi theo đấm liên tiếp vào người.
(PLO)- Một nam sinh Trường THPT Đào Sơn Tây, TP Thủ Đức hút thuốc lá điện tử nhưng không thừa nhận, trong lúc nóng giận thầy phó hiệu trưởng đã tát học sinh này.
Quan trọng không phải là có kiểm tra miệng hay không mà mấu chốt ở chỗ giáo viên sử dụng hình thức/phương pháp kiểm tra ra sao. Áp lực vừa phải, áp lực đúng tâm sinh lý độ tuổi, áp lực nhưng không tiêu cực, chèn ép… thì vẫn ổn, đâu có sao.
(PLO)- Giáo viên được tuyển dụng mới chưa đạt chuẩn. Trong khi đó, một số đơn vị thiếu giáo viên nên một lớp chỉ có 1 cô và đưa thêm nhân viên chưa qua đào tạo vào hỗ trợ chăm sóc trẻ.
(PLO)- Kiểm tra học sinh suốt buổi học bằng nhiều hình thức sinh động như vẽ tranh, viết thư, kể chuyện…là cách mà cô Vũ Thị Mừng đang áp dụng thay vì kiểm tra bài cũ đầu giờ.
(PLO)- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã triển khai chương trình “Cùng tiếp bước em tới trường” và “Tủ sách dùng chung” trên khắp 63 tỉnh/thành trên cả nước.
(PLO)- Bên cạnh việc đánh giá về kết quả thực hiện các nghị quyết trong giai đoạn 2014-2022, Nghị quyết 686 cũng chỉ ra những hạn chế khi thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
(PLO)- Làm việc với Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn kiến nghị nhà nước tạo chính sách, cơ chế phù hợp để các trường đại học được tự chủ thực sự.
(PLO)- Đầu năm học, các khoản thu của trường, lớp đang là mối quan tâm của dư luận, đặc biệt tiền máy lạnh, sửa chữa cơ sở vật chất năm học nào cũng triển khai, liệu có hợp lý?
(PLO)- Bí thư trung ương đảng, Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phải đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số và sớm thí điểm đại học số.
(PLO)- Sau hành trình 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngành GD&ĐT đã có những chuyển biến và đạt được nhiều thành tựu.
(PLO)- Ban tổ chức Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, TP trực thuộc trung ương lần thứ VIII – năm 2023 đã trao danh hiệu giảng viên dạy xuất sắc cho 39 thí sinh và danh hiệu giảng viên dạy giỏi cho 98 thí sinh.
(PLO)- Đi học phải có áp lực "trả bài", nhưng cách tạo áp lực của giáo viên đôi khi hãy đổi thành động lực để học sinh yêu thích và đam mê học môn của mình.