Gói hỗ trợ lãi suất 2% góp phần giữ ổn định giá cả

(PLO)- Hiện nay, toàn hệ thống ngân hàng đang tích cực, rốt ráo triển khai gói tín dụng hỗ trợ 2% lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết hiện nay, toàn hệ thống ngân hàng đang rốt ráo triển khai gói tín dụng hỗ trợ 2% lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định 31/2022 và Thông tư 03/2022 của NHNN nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã và hộ kinh doanh.

Theo quy định, có 11 nhóm ngành được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm gồm các ngành, lĩnh vực: hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống; GD-ĐT; nông - lâm nghiệp - thủy sản; công nghiệp chế biến - chế tạo; xuất khẩu phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan; thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ...

Đánh giá về vai trò của việc thực hiện gói tín dụng hỗ trợ này, ông Lệnh cho biết, gói hỗ trợ lãi suất với quy mô 40.000 tỉ đồng từ ngân sách mang lại lợi ích rất lớn không chỉ cho DN, hợp tác xã và hội kinh doanh - các đối tượng thụ hưởng trực tiếp, cho các tổ chức tín dụng (TCTD) mà còn cho toàn bộ nền kinh tế

Đối với DN, hợp tác xã và hộ kinh doanh, việc hỗ trợ 2% lãi suất cho vay sẽ trực tiếp giảm chi phí vốn vay, từ đó giảm chi phí hoạt động, giảm giá thành sản phẩm, khi chi phí nguyên vật liệu, vận chuyển đang có xu hướng tăng do giá xăng dầu và nguyên liệu nhập khẩu tăng.

Đối với các TCTD, gói cấp bù lãi suất này sẽ giúp các TCTD mở rộng và tăng trưởng tín dụng hiệu quả, mở rộng và phát triển dịch vụ. Đây là yếu tố quan trọng và luôn trong mục tiêu phát triển thị phần, phát triển khách hàng của mỗi TCTD trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh.

"Bên cạnh đó, thực hiện tốt gói tín dụng này, không chỉ đảm bảo đạt mục tiêu hỗ trợ và phục hồi tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô, nhờ phát huy hiệu quả tín dụng trong nền kinh tế. Đặc biệt trực tiếp giảm chi phí cho DN, hỗ trợ giữ ổn định giá thành và giá bán sản phẩm hàng hóa, góp phần giữ ổn định giá cả trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng"- ông Lệnh nêu quan điểm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm