Năm nay, ngày hạ chí ở cực Bắc rơi vào 21-6, cùng lúc này, ở phía Nam của đường xích đạo lại bắt đầu mùa đông. Hạ chí xảy ra do trục quay trái đất lệch nghiêng khoảng 23,4 độ so với quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời.
Độ nghiêng này là yếu tố thúc đẩy các mùa trong hành tinh của chúng ta, vì Bắc bán cầu và Nam bán cầu nhận được lượng ánh sáng mặt trời không đồng đều trong suốt một năm. Từ tháng 3 đến tháng 9, Bắc bán cầu nghiêng nhiều hơn về phía mặt trời, độ nghiêng này chính yếu quyết định nên các mùa trong hành tinh của chúng ta. Từ tháng 9 đến tháng 3, Bắc bán cầu bị nghiêng, nên chúng ta có cảm giác mùa thu và mùa đông. Các mùa của Nam bán cầu bị đảo ngược so với Bắc bán cầu.
Điều thú vị là ở các hành tinh khác, sự thay đổi về khí hậu lại không giống với hành tinh của chúng ta. Điều này được giải thích bằng nhiều lý do. Đầu tiên, các hành tinh khác nhau về độ nghiêng dọc trục của chúng. Trục quay của sao Kim chỉ nghiêng ba độ, do đó, so với trái đất, hành tinh này có sự khác biệt theo mùa ít hơn giữa mùa hè và mùa đông. Ngoài ra, các hành tinh như sao Hỏa có quỹ đạo tròn ít hơn trái đất, điều đó có nghĩa là khoảng cách của chúng với mặt trời thay đổi đáng kể so với chúng ta, với tác động lớn hơn tương ứng với nhiệt độ theo mùa.
Theo Theweathernetwork, các nhà khoa học khí hậu đang theo dõi chặt chẽ sự thay đổi khí hậu do con người gây ra ảnh hưởng đến El Nino và nghiên cứu xác nhận rằng các khí nhà kính do con người thải ra, như CO2, đã tác động mạnh mẽ đến sự kiện El Nino, phá hủy các rạn san hô, tạo ra hạn hán và cháy rừng tồi tệ hơn. Tốc độ biến đổi khí hậu hiện nay sẽ kéo dài thời tiết khắc nghiệt và thiên tai, làm tăng số người chết do thời tiết cực đoan.