Hải quân mạnh nhất Châu Á - Bài 2: Lộ diện ba 'ông trùm'

Hạng 3 : Hải quân Nhật Bản (JMSDF)
Gần đây, lực lượng hải quân lớn nhất Đông Bắc Á – JMSDF – đã đạt được danh hiệu lực lượng hải quân đi đầu trong việc chống tàu ngầm và tàu chiến, bất chấp mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên đã khiến nước này phải xây dựng một hàng rào tên lửa đạn đạo Aegis với 6 tên lửa (và 2 tên lửa khác đang nằm trong kế hoạch) – hành động có thể làm suy giảm danh tiếng của hải quân Nhật Bản trong sứ mệnh ưu tiên bảo vệ an ninh trên vùng biển khu vực.

Từ việc hải quân Trung Quốc ngày càng trở nên lớn mạnh và có nguy cơ trở thành mối đe dọa, Nhật Bản đã tăng hạm đội tàu ngầm từ 16 lên 22 tàu và thúc đẩy việc kết hợp tàu khu trục với tàu chiến từ 47 lên 54 tàu. Nước này cũng đầu tư mạnh vào hệ thống máy bay tuần tra Kawasaki P-1, trực thăng hải quân Sikorsky-Mitsubishi SH-60K và AgustaWestland MCH101.

Tàu khu trục Aegis lớp Diamond và tàu ngầm Black Dragon của Hải quân Nhật Bản

Ngoài ra, Nhật Bản còn tăng thêm lượng tàu đổ bộ đầu phẳng, với loại trực thăng chuyên chở JS Izumo (DDH183) đang được thử nghiệm trên biển. Đây là chiếc tàu quân sự lớn nhất được Nhật Bản sử dụng trong thế chiến II với chiều dài 248m và nặng 24.000 tấn. Trong khi đó, hệ thống tàu đổ bộ phục vụ cho F-35B và 14 trực thăng ASW được tâng trang đang trở thành món hàng được các nước chào đón, hay nói cách khác, đó là nỗi sợ với một Nhật Bản đầy uy lực.
Khả năng biến mình từ một đội quân hỗ trợ cho hải quân Mỹ trong chiến tranh lạnh thành một thực thể độc lập có thể đáp ứng các yêu cầu của chính trị như an ninh SLOC, chống hải tặc, HADR và BMD cho thấy rằng, JMSDF là một đội quân linh hoạt và hoàn toàn đủ năng lực để thay đổi môi trường địa chính trị và hiến pháp. Có lẽ vấn đề lớn nhất mà JMSDF gặp phải là tuyển dụng. Thích nghi với nền thương mại, văn hóa và công nghiệp tự động hóa ở Nhật Bản là vấn đề cần thời gian dài để giải quyết.
Hạng 2 : Hải quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN)
Có thể nói rằng hải quân Trung Quốc (PLAN) chính là mũi giáo và họ đã đầu tư mạnh vào hệ thống tên lửa chống tàu chiến, tốt hơn bất cứ quốc gia phương tây nào.
Bên cạnh tên lửa, năm 2013, trong một báo cáo quốc phòng, phía Trung Quốc cho biết họ đang “ phát triển năng lực màu xanh nước biển bằng việc tiến hành hợp tác quốc tế, chống lại các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và tăng khả phản công.” Mặc dù đây là một thay đổi lớn đối với đội quân được tối ưu hóa về bảo vệ bờ biển từ những năm 1980, nhưng, sau khi những nhiệm vụ này được thực hiện thành công, PLAN của 2015 sẽ là đội quân mạnh nhất.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã và vẫn đang tiếp tục đầu tư vào tàu chiến mặt nước lớn. Có lẽ điển hình của sự tối tân hóa này là tên lửa dẫn đường 052C/D, tàu khu trục 054 và tàu hộ tống 056. Đây được xem là những đứa con tinh thần đáng tự hào của Trung Quốc được trang bị cho hải quân PLAN.

Trung Quốc quyết thưc hiện tham vọng viễn dương, trong bối cảnh Mỹ muốn xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương. Trong ảnh là tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh minh họa:Reuters

Lầu Năm Góc cũng tin rằng thế hệ tàu 094 cuối cùng đã đi vào hoạt động trong khi Trung Quốc đang tiếp tục phát triển các căn cứ quân sự và lực lượng bán quân sự trên biển để hỗ trợ các hoạt động ngoài khơi.
Cho đến nay, phản biện phổ biến nhất là PLAN vẫn chưa được thực hiện bất kỳ cuộc kiểm tra nào. Tuy nhiên điều này khó có thể xác nhận bởi PLAN đã tham gia vào các cuộc chiến tranh mặt đối mặt. Vì thế, quan điểm này sẽ tiếp tục là vấn đề gây tranh cãi.
Một phản biện thuyết phục hơn về khả năng quân sự của Trung Quốc là nội bộ PLA và PLAN lan tràn tham nhũng và bè phái. Với hệ thống chính trị - quân sự mờ đục của Trung Quốc, chúng ta không thể xác nhận hay phủ nhận điều này; tuy nhiên, sự đối đầu giữa hai lực lượng hải quân của chính Trung Quốc là điều dễ thấy – và điều này phần nào làm suy giảm uy tín của PLAN trên toàn cầu. Mặt khác, vấn đề này lại nâng cao uy tín của PLAN trong việc bảo vệ “lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”.
Hạng 1: Hải quân Mỹ
Hải quân Mỹ vẫn đang ở vị trí đầu bảng và điều này sẽ không thay đổi trong tương lai gần.
Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực nhận được sự chia sẻ của Mỹ về mặt nền tảng, cho dù đó là hệ thống máy bay tuần tra hàng hải P-8, tàu tấn công trên biển hay tàu ngầm tấn công. Đây cũng địa bàn thống trị của Mỹ trong vai trò cảnh sát toàn cầu.

Việc cô lập và các cam kết khác có thể làm suy yếu sức mạnh của hải quân Mỹ trong thời gian dài, nhưng ảnh hưởng của quân đội này chỉ tính trong phạm vi tàu chiến đã là một con số áp đảo.

Hạm đội Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương

Nói một cách chắc chắn, tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ (với thủy quân lục chiến của Mỹ) và tàu khu trục, tất cả đều giúp Nhà Trắng có cơ hội triển khai lực lượng và nâng cao lợi ích của Mỹ. Điều độc đáo ở đây là hải quân Mỹ được xem như là một biểu tượng của việc thực hiện mục đích quốc gia.
Các hiệp ước quốc phòng giữa Washington với các nước khu vực (Úc, Nhật Bản, Philippine, Thái Lan, Hàn Quốc) và việc hợp tác quốc phòng với New Zealand hay Singapore – những mối quan hệ chiến lược – đã giúp hải quân Mỹ trở nên mạnh hơn cả việc sở hữu 288 tàu chiến, hơn 2000 máy bay hàng không hải quân và hơn 1000 máy bay trên biển.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm