Hải quân Việt Nam sắp có thêm 2 chiến hạm hiện đại
Hội đồng nghiệm thu Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân vừa nghiệm thu cặp tàu số 2 (M3, M4) mang số hiệu 379, 380.
Đây là 2 trong 6 tàu tên lửa hiện đại theo mẫu thiết kế tàu 12418 do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Liên bang Nga và Việt Nam từ năm 2009.
Phó đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó tổng Tham mưu trưởng, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng, chủ trì nghiệm thu.
Hai tàu được nghiệm thu tại bến, trên biển và bắn đạn thật đúng theo quy trình, kế hoạch đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và phương tiện.
Kết quả nghiệm thu cho thấy, tàu được thi công theo đúng thiết kế kỹ thuật, bảo đảm mỹ thuật; hệ thống thiết bị trên tàu hoạt động đồng bộ, ổn định; thông số kỹ thuật, tính năng thử tải chạy trên biển đều đạt yêu cầu.
Tàu tên lửa Molniya – một trong những tàu tên lửa tấn công hiện đại, được đánh giá là hoàn thiện và hoạt động ổn định hàng đầu thế giới hiện nay do Viện thiết kế Hải quân Almaz - Liên bang Nga thiết kế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát, kiểm tra tiến độ đóng các Tàu tên lửa Molniya tại Công ty Ba Son. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Tàu tên lửa Molniya (còn gọi là loạt tàu M, hay tàu tên lửa 12418)có lượng giãn nước 560 tấn, tính năng đi biển rất cao với vận tốc tối đa gần 70 km/h trong điều kiện tiêu chuẩn. Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày, cự ly hoạt động khi chạy ở tốc độ trung bình từ 1650-2400 hải lý.
Tàu được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát…
Ngoài hệ thống radar bám bắt mục tiêu hiện đại đảm bảo độ chính xác trong phát hiện và tiêu diệt mục tiêu, Molniya được lắp đặt hệ thống phóng 16 tên lửa đối hải Uran-E tầm bắn 130 km.
Để phòng thủ, tàu được trang bị pháo tự động AK-176M, tầm bắn 15 km, độ cao 11 km để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt nước và trên đất liền; 2 pháo 6 nòng tự động AK-630M tầm bắn 4-5 km và nhịp bắn 4000-5000 phát/phút.
Được biết, 2 tàu Molniya đầu tiên mang tên HQ 377 và HQ 378 đã được nghiệm thu, trong đó có nghiệm thu bắn tên lửa, và bàn giao cho Quân chủng Hải quân. Cặp tàu thứ 2 vừa được nghiệm thu, dự kiến bàn giao trong quý II/2015. Cặp tàu thứ 3 đã được triển khai trong quý I/2014, dự kiến bàn giao trong quý II/2016.
Bên cạnh chương trình đóng tàu Molniya, Tổng công ty Ba Son cũng triển khai đóng các tàu tuần tra, tàu trinh sát, tàu tìm kiếm cứu nạn, tàu kéo cho Hải quân và cảnh sát biển Việt Nam.
(PLO)- Bản tin sáng 1-12: Kết quả bất ngờ của hơn 300 phương tiện bị kiểm tra nồng độ cồn trong 1 giờ; Sự thật vụ ‘tài xế xe buýt bị shipper nựng mỏ lết vào đầu’; Một phóng viên bị bắt quả tang khi đang cưỡng đoạt tiền doanh nghiệp ở Quảng Nam...
(PLO)- Chuyên gia cho rằng Ukraine sẽ chờ thời điểm chín muồi, có thể là mùa xuân tới, mới đưa xe tăng M1A2 Abrams được Mỹ gửi tới hồi tháng 9 ra chiến trường.
(PLO)- Bộ Quốc phòng Anh cho hay Nga đã triển khai máy bay cảnh báo sớm Beriev A-50 để xác định mục tiêu ở Ukraine cho hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-400, do lo ngại Kiev triển khai máy bay chiến đấu phương Tây trong tương lai gần.
(PLO)- Nga gần đây thay đổi lối đánh với việc bắn liên tiếp nhiều tên lửa Iskander vào cùng một mục tiêu ở Ukraine và chiến thuật này đã khiến Kiev choáng váng.
(PLO)- Trực thăng tấn công Ka-52 của Nga vẫn tiếp tục là mối đe dọa đáng kể với Ukraine dù từng hứng cuộc tấn công bằng tên lửa ATACMS từ Ukraine hồi tháng 10.
(PLO)- Tàu sân bay duy nhất còn trong biên chế Hải quân Nga đã nhiều năm không hoạt động và Nga đang đối mặt bài toán chế tạo máy bay hoạt động trên tàu sân bay.
(PLO)- Lý do Nga không đưa máy bay giá trị cao ra khỏi tầm bắn tên lửa ATACMS trên chiến trường Ukraine theo chuyên gia thì trước tiên Nga chấp nhận tổn thất sau đó mới bắt đầu tìm cách thích nghi, thay vì tiến hành các biện pháp dự đoán và phòng ngừa.
(PLO)- Mỹ triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đến Địa Trung Hải, phối hợp nhóm tác chiến tàu sân bay USS Gerald R. Ford nhằm ngăn "thùng thuốc súng" Trung Đông phát nổ.
(PLO)- Một trong những thách thức đặt ra với Israel là mạng lưới đường hầm của Hamas bên dưới Dải Gaza – một thế giới dưới lòng đất với những lối đi chật hẹp cài đầy bom, bẫy và các điểm phục kích.
(PLO)- Trong bối cảnh hai cuộc xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas leo thang, xuất hiện nhiều lo ngại về khả năng của Mỹ trong việc đáp ứng nhu cầu vũ khí cho cả Kiev và Tel Aviv.
(PLO)- Hệ thống phòng không dựa trên tia laser có tên Tia Sắt của Israel có chi phí vận hành thấp, cung cấp năng lực bắn không giới hạn; dù vậy, hệ thống này không thay thế hoàn toàn hệ thống Vòm Sắt.
(PLO)- UAV cảm tử Lancet được coi là vũ khí hiệu quả nhất của Nga trên chiến trường Ukraine, và giới quan sát cho rằng UAV này ngày càng nguy hiểm hơn.
(PLO)- Phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas được cho đã xây dựng kho rocket quy mô của mình thông qua vận chuyển vũ khí bí mật, năng lực tự sản xuất và sự hỗ trợ từ Iran.
(PLO)- Các đường hầm chằng chịt dưới lòng đất được ví như mặt trận thứ hai của phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza và đang đặt ra thách thức lớn với lực lượng Israel.
(PLO)- Các loại pháo cỡ nòng trung bình từ 20 mm – 40 mm được trang bị trên phương tiện chiến đấu bộ binh, phương tiện phòng không và các hệ thống khác đang gây ra tổn thất lớn cho lực lượng bộ binh cũng như các mục tiêu khác ở Ukraine.
(PLO)- Nga có thể sẽ mua tên lửa do Iran sản xuất vào cuối tháng này khi mối quan hệ giữa Moscow và Tehran ngày càng được thắt chặt trong bối cảnh xung đột ở Ukraine còn tiếp diễn.
(PLO)- Nga và Ukraine đang thi nhau triển khai vũ khí mồi nhử trên chiến trường nhằm thu hút hỏa lực, làm hao hụt đạn dược và phát hiện vị trí đối phương, nhưng điều này ngày càng trở nên khó khăn hơn do sự phát triển của công nghệ.
(PLO)- Các chuyên gia cho rằng sức mạnh của Lực lượng Phòng vệ Israel và nhóm Hamas là không thể so sánh được vì họ “hoàn toàn khác biệt” về tổ chức. Vậy mỗi bên đang sở hữu những thế mạnh gì?
(PLO)- Nga vừa thử nghiệm thành công tên lửa hành trình hạt nhân tầm xa Burevestnik với tầm bắn gần như không giới hạn và không thể bị bất kỳ hệ thống phòng không nào hiện nay đánh chặn.
(PLO)- Công ty quốc phòng Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét chuyển giao và sản xuất UAV tiên tiến Akinci tại Ukraine. Đây có thể là UAV đầu tiên trên thế giới được trang bị radar AESA.