Hoa mắt với phiếu thu phí lạ và vô lý ở xã

Trong đó có nhiều phí rất “lạ” như phí đài thọ cán bộ, phí “khẩu phi nông nghiệp hưu trí”, phí nghĩa vụ nhà nước, phí nghĩa vụ địa phương...

Phí đài thọ cán bộ

Một số người dân thôn Đông Nam Lộ, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết năm nay ngoài đóng quỹ an ninh quốc phòng, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em và phòng chống thiên tai, họ còn phải đóng thêm phí đài thọ cán bộ 30.000 đồng/khẩu và 31.000 đồng/sào, phí hoạt động của thôn 15.000 đồng/hộ...

Xem giấy báo yêu cầu nộp tiền của một hộ dân ở đây, chúng tôi thắc mắc cán bộ xóm đã có lương thưởng sao người dân lại còn đóng phí đài thọ? Ông Hoan, một người dân ở thôn Đông Nam Lộ, cho biết khoản phí này được thu lâu lắm rồi. Ngoài lương cứng Nhà nước chi trả cho cán bộ xóm, người dân phải đóng góp để trả thêm theo chủ trương chung của xã. Ông Hoan còn kể năm nay người dân không đồng tình với khoản phí của hợp tác xã nước (8.000 đồng/sào) do hợp tác xã nước được lập ra không có tác dụng gì, tiền công dẫn nước vào ruộng được dân trả.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi vì sao phải thu phí đài thọ cán bộ, ông Đặng Duy Hóa - chủ tịch UBND xã Cẩm Thành - cho biết phí này do thôn bàn, thống nhất. “Hầu như thôn nào cũng thu phí nhằm phụ cấp thêm cho bí thư, thôn trưởng và hoạt động đoàn thể” - ông Hóa nói.

Tại một số xã của huyện Lộc Hà, người dân phải đóng phí làm đường giao thông rất lớn. Ông Nguyễn Tiến Tám, chủ tịch UBND xã Thạch Châu (Lộc Hà), cho biết năm nay xã thu phí xây dựng cơ sở hạ tầng và nông thôn mới 120.000 đồng/khẩu, chưa lớn bằng phí làm đường mà xóm Hồng Lạc thu 240.000 đồng/khẩu. Năm nay, bà Hương ở xóm Hồng Lạc đóng hơn 2 triệu đồng tiền phí, trong đó đến gần 1 triệu đồng phí làm đường bêtông.

Ngoài khoản phí làm đường nói trên, người dân xã Thạch Châu còn phải đóng phí nghĩa vụ nhà nước 50.000 đồng/lao động, phí nghĩa vụ địa phương 25.000 đồng/lao động, phí “khẩu phi nông nghiệp hưu trí” 30.000 đồng/khẩu (thu của người không sản xuất nông nghiệp, cũng phí này nhưng thu của các hộ nông dân thì gọi là “hoạt động phí xã hội” và thu 30.000 đồng/sào đất)... Ông Tám giải thích khoản thu nghĩa vụ nhà nước và nghĩa vụ địa phương là để sử dụng nạo vét kênh mương, làm cầu cống nội đồng. Còn khoản thu “khẩu phi nông nghiệp hưu trí” là để hoạt động xã hội...

Chúng tôi hỏi một hộ dân nghèo làm ba, bốn sào ruộng một vụ, trừ hết chi phí có khi không còn gì thì họ lấy đâu ra 2, 3 triệu đồng để nộp phí? Ông Tám cười nói: “Vẫn đóng bình thường vì không chỉ làm ruộng riêng mà phải tính tổng thu nhập vào”.

Tương tự, năm nay người dân ở xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà) phải đóng 15 loại phí. Trong đó có phí lao động công ích 80.000 đồng/hộ, phí hoạt động xã hội 80.000 đồng/hộ, phí bao bì phòng hộ 15.000 đồng/hộ (trong khi bà con đã đóng phí bão lụt 24.000 đồng/hộ).

Tỉnh biết xã lạm thu

Ông Lê Minh Đạo, phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận tình trạng lạm thu phí lâu nay đã có. Theo ông Đạo, tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các địa phương không được lạm thu và hằng năm có thanh tra của Sở Tài chính đi kiểm tra, nhưng do địa bàn rộng, hằng năm chỉ có một số xã bị xử lý. “Các kỳ họp hội đồng nhân dân cũng có chất vấn chuyện này. Năm nào tỉnh cũng đều có văn bản chỉ đạo yêu cầu các huyện giám sát, quán triệt các xã không được thu các khoản mà báo nêu nhưng thực chất dưới các xã vẫn có lạm thu” - ông Đạo nói.

Theo ông Đạo, phụ cấp cho cán bộ xã, xóm là trách nhiệm của Nhà nước, người dân không phải đóng góp. “Những nơi điều kiện, địa bàn khó khăn khiến hoạt động của cán bộ không được đảm bảo thì cũng là trách nhiệm của Nhà nước. Việc thu tiền của dân để phụ cấp cho cán bộ không phải chủ trương của Nhà nước, việc này sẽ được kiểm tra” - ông Đạo nói.

Trước khi làm việc với ông Lê Minh Đạo, nhiều lần chúng tôi gọi điện thoại, nhắn tin cho ông Lê Đình Sơn - phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh - để được trao đổi, nghe ý kiến của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc làm thế nào chấm dứt tình trạng loạn thu phí ở một số xã nhưng ông Sơn trả lời: “Việc này đã có Sở Tài chính, việc gì sai Sở Tài chính chịu trách nhiệm trước tỉnh, các em nên sang đó hỏi”. Sau đó, chúng tôi được ông Lê Minh Đạo tiếp nhưng trả lời câu hỏi của chúng tôi làm thế nào để chấm dứt nạn lạm thu ở các xã, ông Đạo chỉ trả lời chung chung là sau bài báo của Tuổi Trẻ về tình trạng lạm thu phí nói trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn chỉ đạo các huyện kiểm tra và chờ kết quả kiểm tra mới xử lý được.

Theo VĂN ĐỊNH/TTO

Kiểm tra phí nuôi vịt

Ông Võ Hữu Hào, chủ tịch UBND huyện Can Lộc, cho biết sau khi báoTuổi Trẻ phản ánh tình trạng lạm thu ở hai xã Quang Lộc, Sơn Lộc, huyện đã giao cho phòng tài chính kiểm tra. “Những tồn tại ở các xã về thu phí phải bỏ ngay. Phí nuôi vịt giờ tôi mới biết, sẽ cho kiểm tra, ai sai sẽ bị xử lý” - ông Hào nói.

Ông Hào cho biết thêm hằng năm có ban kinh tế huyện giám sát, ngành tài chính kiểm tra thường xuyên việc thu chi ở các xã. Còn phí phụ cấp cán bộ là tình trạng chung vì lương cán bộ thôn, xóm quá thấp. Huyện đã chấn chỉnh hai, ba năm nay rồi.

>> Dân quê phải đóng cả phí... nuôi vịt, phụ cấp cán bộ
>> Xây dựng nông thôn mới, dân phải đóng quỹ?
>> Loạn thu phí và lệ phí ở nông thôn

Phiếu thu năm 2014 của một hộ dân ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) hơn 2 triệu đồng - Ảnh: V.Định
Phiếu thu năm 2014 của một hộ dân ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) hơn 2 triệu đồng - Ảnh: V.Định

Trong đó có nhiều phí rất “lạ” như phí đài thọ cán bộ, phí “khẩu phi nông nghiệp hưu trí”, phí nghĩa vụ nhà nước, phí nghĩa vụ địa phương...

Phí đài thọ cán bộ

Một số người dân thôn Đông Nam Lộ, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết năm nay ngoài đóng quỹ an ninh quốc phòng, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em và phòng chống thiên tai, họ còn phải đóng thêm phí đài thọ cán bộ 30.000 đồng/khẩu và 31.000 đồng/sào, phí hoạt động của thôn 15.000 đồng/hộ...

Xem giấy báo yêu cầu nộp tiền của một hộ dân ở đây, chúng tôi thắc mắc cán bộ xóm đã có lương thưởng sao người dân lại còn đóng phí đài thọ? Ông Hoan, một người dân ở thôn Đông Nam Lộ, cho biết khoản phí này được thu lâu lắm rồi. Ngoài lương cứng Nhà nước chi trả cho cán bộ xóm, người dân phải đóng góp để trả thêm theo chủ trương chung của xã. Ông Hoan còn kể năm nay người dân không đồng tình với khoản phí của hợp tác xã nước (8.000 đồng/sào) do hợp tác xã nước được lập ra không có tác dụng gì, tiền công dẫn nước vào ruộng được dân trả.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi vì sao phải thu phí đài thọ cán bộ, ông Đặng Duy Hóa - chủ tịch UBND xã Cẩm Thành - cho biết phí này do thôn bàn, thống nhất. “Hầu như thôn nào cũng thu phí nhằm phụ cấp thêm cho bí thư, thôn trưởng và hoạt động đoàn thể” - ông Hóa nói.

Tại một số xã của huyện Lộc Hà, người dân phải đóng phí làm đường giao thông rất lớn. Ông Nguyễn Tiến Tám, chủ tịch UBND xã Thạch Châu (Lộc Hà), cho biết năm nay xã thu phí xây dựng cơ sở hạ tầng và nông thôn mới 120.000 đồng/khẩu, chưa lớn bằng phí làm đường mà xóm Hồng Lạc thu 240.000 đồng/khẩu. Năm nay, bà Hương ở xóm Hồng Lạc đóng hơn 2 triệu đồng tiền phí, trong đó đến gần 1 triệu đồng phí làm đường bêtông.

Ngoài khoản phí làm đường nói trên, người dân xã Thạch Châu còn phải đóng phí nghĩa vụ nhà nước 50.000 đồng/lao động, phí nghĩa vụ địa phương 25.000 đồng/lao động, phí “khẩu phi nông nghiệp hưu trí” 30.000 đồng/khẩu (thu của người không sản xuất nông nghiệp, cũng phí này nhưng thu của các hộ nông dân thì gọi là “hoạt động phí xã hội” và thu 30.000 đồng/sào đất)... Ông Tám giải thích khoản thu nghĩa vụ nhà nước và nghĩa vụ địa phương là để sử dụng nạo vét kênh mương, làm cầu cống nội đồng. Còn khoản thu “khẩu phi nông nghiệp hưu trí” là để hoạt động xã hội...

Chúng tôi hỏi một hộ dân nghèo làm ba, bốn sào ruộng một vụ, trừ hết chi phí có khi không còn gì thì họ lấy đâu ra 2, 3 triệu đồng để nộp phí? Ông Tám cười nói: “Vẫn đóng bình thường vì không chỉ làm ruộng riêng mà phải tính tổng thu nhập vào”.

Tương tự, năm nay người dân ở xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà) phải đóng 15 loại phí. Trong đó có phí lao động công ích 80.000 đồng/hộ, phí hoạt động xã hội 80.000 đồng/hộ, phí bao bì phòng hộ 15.000 đồng/hộ (trong khi bà con đã đóng phí bão lụt 24.000 đồng/hộ).

Tỉnh biết xã lạm thu

Ông Lê Minh Đạo, phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận tình trạng lạm thu phí lâu nay đã có. Theo ông Đạo, tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các địa phương không được lạm thu và hằng năm có thanh tra của Sở Tài chính đi kiểm tra, nhưng do địa bàn rộng, hằng năm chỉ có một số xã bị xử lý. “Các kỳ họp hội đồng nhân dân cũng có chất vấn chuyện này. Năm nào tỉnh cũng đều có văn bản chỉ đạo yêu cầu các huyện giám sát, quán triệt các xã không được thu các khoản mà báo nêu nhưng thực chất dưới các xã vẫn có lạm thu” - ông Đạo nói.

Theo ông Đạo, phụ cấp cho cán bộ xã, xóm là trách nhiệm của Nhà nước, người dân không phải đóng góp. “Những nơi điều kiện, địa bàn khó khăn khiến hoạt động của cán bộ không được đảm bảo thì cũng là trách nhiệm của Nhà nước. Việc thu tiền của dân để phụ cấp cho cán bộ không phải chủ trương của Nhà nước, việc này sẽ được kiểm tra” - ông Đạo nói.

Trước khi làm việc với ông Lê Minh Đạo, nhiều lần chúng tôi gọi điện thoại, nhắn tin cho ông Lê Đình Sơn - phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh - để được trao đổi, nghe ý kiến của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc làm thế nào chấm dứt tình trạng loạn thu phí ở một số xã nhưng ông Sơn trả lời: “Việc này đã có Sở Tài chính, việc gì sai Sở Tài chính chịu trách nhiệm trước tỉnh, các em nên sang đó hỏi”. Sau đó, chúng tôi được ông Lê Minh Đạo tiếp nhưng trả lời câu hỏi của chúng tôi làm thế nào để chấm dứt nạn lạm thu ở các xã, ông Đạo chỉ trả lời chung chung là sau bài báo của Tuổi Trẻ về tình trạng lạm thu phí nói trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn chỉ đạo các huyện kiểm tra và chờ kết quả kiểm tra mới xử lý được.

VĂN ĐỊNH

Kiểm tra phí nuôi vịt

Ông Võ Hữu Hào, chủ tịch UBND huyện Can Lộc, cho biết sau khi báo Tuổi Trẻ phản ánh tình trạng lạm thu ở hai xã Quang Lộc, Sơn Lộc, huyện đã giao cho phòng tài chính kiểm tra. “Những tồn tại ở các xã về thu phí phải bỏ ngay. Phí nuôi vịt giờ tôi mới biết, sẽ cho kiểm tra, ai sai sẽ bị xử lý” - ông Hào nói.

Ông Hào cho biết thêm hằng năm có ban kinh tế huyện giám sát, ngành tài chính kiểm tra thường xuyên việc thu chi ở các xã. Còn phí phụ cấp cán bộ là tình trạng chung vì lương cán bộ thôn, xóm quá thấp. Huyện đã chấn chỉnh hai, ba năm nay rồi.

>> Dân quê phải đóng cả phí... nuôi vịt, phụ cấp cán bộ
>> Xây dựng nông thôn mới, dân phải đóng quỹ?
>> Loạn thu phí và lệ phí ở nông thôn

Phiếu thu năm 2014 của một hộ dân ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) hơn 2 triệu đồng - Ảnh: V.Định
Phiếu thu năm 2014 của một hộ dân ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) hơn 2 triệu đồng - Ảnh: V.Định

Trong đó có nhiều phí rất “lạ” như phí đài thọ cán bộ, phí “khẩu phi nông nghiệp hưu trí”, phí nghĩa vụ nhà nước, phí nghĩa vụ địa phương...

Phí đài thọ cán bộ

Một số người dân thôn Đông Nam Lộ, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết năm nay ngoài đóng quỹ an ninh quốc phòng, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em và phòng chống thiên tai, họ còn phải đóng thêm phí đài thọ cán bộ 30.000 đồng/khẩu và 31.000 đồng/sào, phí hoạt động của thôn 15.000 đồng/hộ...

Xem giấy báo yêu cầu nộp tiền của một hộ dân ở đây, chúng tôi thắc mắc cán bộ xóm đã có lương thưởng sao người dân lại còn đóng phí đài thọ? Ông Hoan, một người dân ở thôn Đông Nam Lộ, cho biết khoản phí này được thu lâu lắm rồi. Ngoài lương cứng Nhà nước chi trả cho cán bộ xóm, người dân phải đóng góp để trả thêm theo chủ trương chung của xã. Ông Hoan còn kể năm nay người dân không đồng tình với khoản phí của hợp tác xã nước (8.000 đồng/sào) do hợp tác xã nước được lập ra không có tác dụng gì, tiền công dẫn nước vào ruộng được dân trả.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi vì sao phải thu phí đài thọ cán bộ, ông Đặng Duy Hóa - chủ tịch UBND xã Cẩm Thành - cho biết phí này do thôn bàn, thống nhất. “Hầu như thôn nào cũng thu phí nhằm phụ cấp thêm cho bí thư, thôn trưởng và hoạt động đoàn thể” - ông Hóa nói.

Tại một số xã của huyện Lộc Hà, người dân phải đóng phí làm đường giao thông rất lớn. Ông Nguyễn Tiến Tám, chủ tịch UBND xã Thạch Châu (Lộc Hà), cho biết năm nay xã thu phí xây dựng cơ sở hạ tầng và nông thôn mới 120.000 đồng/khẩu, chưa lớn bằng phí làm đường mà xóm Hồng Lạc thu 240.000 đồng/khẩu. Năm nay, bà Hương ở xóm Hồng Lạc đóng hơn 2 triệu đồng tiền phí, trong đó đến gần 1 triệu đồng phí làm đường bêtông.

Ngoài khoản phí làm đường nói trên, người dân xã Thạch Châu còn phải đóng phí nghĩa vụ nhà nước 50.000 đồng/lao động, phí nghĩa vụ địa phương 25.000 đồng/lao động, phí “khẩu phi nông nghiệp hưu trí” 30.000 đồng/khẩu (thu của người không sản xuất nông nghiệp, cũng phí này nhưng thu của các hộ nông dân thì gọi là “hoạt động phí xã hội” và thu 30.000 đồng/sào đất)... Ông Tám giải thích khoản thu nghĩa vụ nhà nước và nghĩa vụ địa phương là để sử dụng nạo vét kênh mương, làm cầu cống nội đồng. Còn khoản thu “khẩu phi nông nghiệp hưu trí” là để hoạt động xã hội...

Chúng tôi hỏi một hộ dân nghèo làm ba, bốn sào ruộng một vụ, trừ hết chi phí có khi không còn gì thì họ lấy đâu ra 2, 3 triệu đồng để nộp phí? Ông Tám cười nói: “Vẫn đóng bình thường vì không chỉ làm ruộng riêng mà phải tính tổng thu nhập vào”.

Tương tự, năm nay người dân ở xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà) phải đóng 15 loại phí. Trong đó có phí lao động công ích 80.000 đồng/hộ, phí hoạt động xã hội 80.000 đồng/hộ, phí bao bì phòng hộ 15.000 đồng/hộ (trong khi bà con đã đóng phí bão lụt 24.000 đồng/hộ).

Tỉnh biết xã lạm thu

Ông Lê Minh Đạo, phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận tình trạng lạm thu phí lâu nay đã có. Theo ông Đạo, tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các địa phương không được lạm thu và hằng năm có thanh tra của Sở Tài chính đi kiểm tra, nhưng do địa bàn rộng, hằng năm chỉ có một số xã bị xử lý. “Các kỳ họp hội đồng nhân dân cũng có chất vấn chuyện này. Năm nào tỉnh cũng đều có văn bản chỉ đạo yêu cầu các huyện giám sát, quán triệt các xã không được thu các khoản mà báo nêu nhưng thực chất dưới các xã vẫn có lạm thu” - ông Đạo nói.

Theo ông Đạo, phụ cấp cho cán bộ xã, xóm là trách nhiệm của Nhà nước, người dân không phải đóng góp. “Những nơi điều kiện, địa bàn khó khăn khiến hoạt động của cán bộ không được đảm bảo thì cũng là trách nhiệm của Nhà nước. Việc thu tiền của dân để phụ cấp cho cán bộ không phải chủ trương của Nhà nước, việc này sẽ được kiểm tra” - ông Đạo nói.

Trước khi làm việc với ông Lê Minh Đạo, nhiều lần chúng tôi gọi điện thoại, nhắn tin cho ông Lê Đình Sơn - phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh - để được trao đổi, nghe ý kiến của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc làm thế nào chấm dứt tình trạng loạn thu phí ở một số xã nhưng ông Sơn trả lời: “Việc này đã có Sở Tài chính, việc gì sai Sở Tài chính chịu trách nhiệm trước tỉnh, các em nên sang đó hỏi”. Sau đó, chúng tôi được ông Lê Minh Đạo tiếp nhưng trả lời câu hỏi của chúng tôi làm thế nào để chấm dứt nạn lạm thu ở các xã, ông Đạo chỉ trả lời chung chung là sau bài báo của Tuổi Trẻ về tình trạng lạm thu phí nói trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn chỉ đạo các huyện kiểm tra và chờ kết quả kiểm tra mới xử lý được.

VĂN ĐỊNH

Kiểm tra phí nuôi vịt

Ông Võ Hữu Hào, chủ tịch UBND huyện Can Lộc, cho biết sau khi báo Tuổi Trẻ phản ánh tình trạng lạm thu ở hai xã Quang Lộc, Sơn Lộc, huyện đã giao cho phòng tài chính kiểm tra. “Những tồn tại ở các xã về thu phí phải bỏ ngay. Phí nuôi vịt giờ tôi mới biết, sẽ cho kiểm tra, ai sai sẽ bị xử lý” - ông Hào nói.

Ông Hào cho biết thêm hằng năm có ban kinh tế huyện giám sát, ngành tài chính kiểm tra thường xuyên việc thu chi ở các xã. Còn phí phụ cấp cán bộ là tình trạng chung vì lương cán bộ thôn, xóm quá thấp. Huyện đã chấn chỉnh hai, ba năm nay rồi.

>> Dân quê phải đóng cả phí... nuôi vịt, phụ cấp cán bộ
>> Xây dựng nông thôn mới, dân phải đóng quỹ?
>> Loạn thu phí và lệ phí ở nông thôn

Phiếu thu năm 2014 của một hộ dân ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) hơn 2 triệu đồng - Ảnh: V.Định
Phiếu thu năm 2014 của một hộ dân ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) hơn 2 triệu đồng - Ảnh: V.Định

Trong đó có nhiều phí rất “lạ” như phí đài thọ cán bộ, phí “khẩu phi nông nghiệp hưu trí”, phí nghĩa vụ nhà nước, phí nghĩa vụ địa phương...

Phí đài thọ cán bộ

Một số người dân thôn Đông Nam Lộ, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết năm nay ngoài đóng quỹ an ninh quốc phòng, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em và phòng chống thiên tai, họ còn phải đóng thêm phí đài thọ cán bộ 30.000 đồng/khẩu và 31.000 đồng/sào, phí hoạt động của thôn 15.000 đồng/hộ...

Xem giấy báo yêu cầu nộp tiền của một hộ dân ở đây, chúng tôi thắc mắc cán bộ xóm đã có lương thưởng sao người dân lại còn đóng phí đài thọ? Ông Hoan, một người dân ở thôn Đông Nam Lộ, cho biết khoản phí này được thu lâu lắm rồi. Ngoài lương cứng Nhà nước chi trả cho cán bộ xóm, người dân phải đóng góp để trả thêm theo chủ trương chung của xã. Ông Hoan còn kể năm nay người dân không đồng tình với khoản phí của hợp tác xã nước (8.000 đồng/sào) do hợp tác xã nước được lập ra không có tác dụng gì, tiền công dẫn nước vào ruộng được dân trả.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi vì sao phải thu phí đài thọ cán bộ, ông Đặng Duy Hóa - chủ tịch UBND xã Cẩm Thành - cho biết phí này do thôn bàn, thống nhất. “Hầu như thôn nào cũng thu phí nhằm phụ cấp thêm cho bí thư, thôn trưởng và hoạt động đoàn thể” - ông Hóa nói.

Tại một số xã của huyện Lộc Hà, người dân phải đóng phí làm đường giao thông rất lớn. Ông Nguyễn Tiến Tám, chủ tịch UBND xã Thạch Châu (Lộc Hà), cho biết năm nay xã thu phí xây dựng cơ sở hạ tầng và nông thôn mới 120.000 đồng/khẩu, chưa lớn bằng phí làm đường mà xóm Hồng Lạc thu 240.000 đồng/khẩu. Năm nay, bà Hương ở xóm Hồng Lạc đóng hơn 2 triệu đồng tiền phí, trong đó đến gần 1 triệu đồng phí làm đường bêtông.

Ngoài khoản phí làm đường nói trên, người dân xã Thạch Châu còn phải đóng phí nghĩa vụ nhà nước 50.000 đồng/lao động, phí nghĩa vụ địa phương 25.000 đồng/lao động, phí “khẩu phi nông nghiệp hưu trí” 30.000 đồng/khẩu (thu của người không sản xuất nông nghiệp, cũng phí này nhưng thu của các hộ nông dân thì gọi là “hoạt động phí xã hội” và thu 30.000 đồng/sào đất)... Ông Tám giải thích khoản thu nghĩa vụ nhà nước và nghĩa vụ địa phương là để sử dụng nạo vét kênh mương, làm cầu cống nội đồng. Còn khoản thu “khẩu phi nông nghiệp hưu trí” là để hoạt động xã hội...

Chúng tôi hỏi một hộ dân nghèo làm ba, bốn sào ruộng một vụ, trừ hết chi phí có khi không còn gì thì họ lấy đâu ra 2, 3 triệu đồng để nộp phí? Ông Tám cười nói: “Vẫn đóng bình thường vì không chỉ làm ruộng riêng mà phải tính tổng thu nhập vào”.

Tương tự, năm nay người dân ở xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà) phải đóng 15 loại phí. Trong đó có phí lao động công ích 80.000 đồng/hộ, phí hoạt động xã hội 80.000 đồng/hộ, phí bao bì phòng hộ 15.000 đồng/hộ (trong khi bà con đã đóng phí bão lụt 24.000 đồng/hộ).

Tỉnh biết xã lạm thu

Ông Lê Minh Đạo, phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận tình trạng lạm thu phí lâu nay đã có. Theo ông Đạo, tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các địa phương không được lạm thu và hằng năm có thanh tra của Sở Tài chính đi kiểm tra, nhưng do địa bàn rộng, hằng năm chỉ có một số xã bị xử lý. “Các kỳ họp hội đồng nhân dân cũng có chất vấn chuyện này. Năm nào tỉnh cũng đều có văn bản chỉ đạo yêu cầu các huyện giám sát, quán triệt các xã không được thu các khoản mà báo nêu nhưng thực chất dưới các xã vẫn có lạm thu” - ông Đạo nói.

Theo ông Đạo, phụ cấp cho cán bộ xã, xóm là trách nhiệm của Nhà nước, người dân không phải đóng góp. “Những nơi điều kiện, địa bàn khó khăn khiến hoạt động của cán bộ không được đảm bảo thì cũng là trách nhiệm của Nhà nước. Việc thu tiền của dân để phụ cấp cho cán bộ không phải chủ trương của Nhà nước, việc này sẽ được kiểm tra” - ông Đạo nói.

Trước khi làm việc với ông Lê Minh Đạo, nhiều lần chúng tôi gọi điện thoại, nhắn tin cho ông Lê Đình Sơn - phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh - để được trao đổi, nghe ý kiến của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc làm thế nào chấm dứt tình trạng loạn thu phí ở một số xã nhưng ông Sơn trả lời: “Việc này đã có Sở Tài chính, việc gì sai Sở Tài chính chịu trách nhiệm trước tỉnh, các em nên sang đó hỏi”. Sau đó, chúng tôi được ông Lê Minh Đạo tiếp nhưng trả lời câu hỏi của chúng tôi làm thế nào để chấm dứt nạn lạm thu ở các xã, ông Đạo chỉ trả lời chung chung là sau bài báo của Tuổi Trẻ về tình trạng lạm thu phí nói trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn chỉ đạo các huyện kiểm tra và chờ kết quả kiểm tra mới xử lý được.

VĂN ĐỊNH

Kiểm tra phí nuôi vịt

Ông Võ Hữu Hào, chủ tịch UBND huyện Can Lộc, cho biết sau khi báo Tuổi Trẻ phản ánh tình trạng lạm thu ở hai xã Quang Lộc, Sơn Lộc, huyện đã giao cho phòng tài chính kiểm tra. “Những tồn tại ở các xã về thu phí phải bỏ ngay. Phí nuôi vịt giờ tôi mới biết, sẽ cho kiểm tra, ai sai sẽ bị xử lý” - ông Hào nói.

Ông Hào cho biết thêm hằng năm có ban kinh tế huyện giám sát, ngành tài chính kiểm tra thường xuyên việc thu chi ở các xã. Còn phí phụ cấp cán bộ là tình trạng chung vì lương cán bộ thôn, xóm quá thấp. Huyện đã chấn chỉnh hai, ba năm nay rồi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm