Đây cũng là hoạt động trải nghiệm giờ học liên môn ngữ văn-lịch sử. Chương trình được xây dựng trên cơ sở bài học “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” (môn ngữ văn) và “Văn hóa dân tộc và văn hóa dân gian” (môn lịch sử) của chương trình lớp 10.
Các tấm pano được thiết kế công phu về từng loại hình âm nhạc để phục vụ cho ngày hội.
Tại đây, với bốn phòng trải nghiệm, các em được nghe giới thiệu, thực hành sử dụng các loại nhạc cụ âm nhạc dân tộc. Đồng thời được thưởng thức, cảm nhận các tiết mục về ca Huế, chèo, đờn ca tài tử, âm nhạc Tây Nguyên do đoàn nghệ sĩ đến từ Nhạc viện TP.HCM thể hiện.
Các nghệ sĩ đang giới thiệu về loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ cho các em.
Phòng hát chèo.
Tại phòng ca Huế.
Các em trải nghiệm tại phòng âm nhạc dân tộc Cao Nguyên.
Học sinh mê mẩn lắng nghe các nghệ sĩ hát.
Mỗi khi giọng hát các nghệ sĩ vang lên, các em liền vỗ tay cổ vũ đầy thích thú. Vì HS đông nên trường phải tổ chức cả ngày và chia làm nhiều đợt để HS được trải nghiệm hết các loại hình ở mỗi phòng, mỗi đợt chừng 15 phút nhưng đợt nào cũng đông đúc vì em nào cũng muốn vào xem và nghe các nghệ sĩ hát.
Em Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết em đã được học lý thuyết về âm nhạc truyền thống ở lớp rồi nhưng khi nghe và chứng kiến tận mắt bên ngoài thì em mới hiểu từng loại hình khác nhau thế nào, hiểu hơn các nhạc cụ và nguồn gốc các loại hình âm nhạc. Các cô chú nghệ sĩ hát hay quá khiến em đi hết bốn phòng rồi nhưng vẫn xin phép các thầy cô đi lại để được nghe nhiều hơn.
Ngoài ra, các em còn được tham gia các trò chơi dân gian gắn với âm nhạc dân tộc như nhảy sạp, hát bài chòi... dưới sân trường.
Các nghệ sĩ trình bày từng dòng nhạc cho các em nghe dưới sân trường.
Thích thú khi được thực hành các nhạc cụ dưới sự hướng dẫn của các nghệ sĩ.
Đố vui về âm nhạc dân tộc.
Em nào cũng hào hứng muốn tham gia.
Được biết đây là lần đầu tiên nhà trường tổ chức hoạt động này với quy mô toàn trường. Không chỉ cung cấp cho HS những kiến thức liên môn về ngữ văn và lịch sử, mà còn trang bị cho các em những hiểu biết cơ bản, bổ ích và trải nghiệm thực tế về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Từ đó, học sinh sẽ có những khái niệm cơ bản về mối quan hệ giữa ca dao, dân ca và văn hóa truyền thống. Đồng thời giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.