Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng có 30 người

(PLO)- Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 30 người do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm chủ tịch.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng đã ký Quyết định 61/2023 về thành viên của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng).

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Hội đồng. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng.

thu-tuong-pham-minh-chinh-chu-tich-hoi-dong-dong-bang-song-hong.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: VGP

Năm Phó Chủ tịch Hội đồng gồm Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh; Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.

Ngoài ra, Ủy viên Hội đồng còn có 23 thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.

Chế độ làm việc và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng được quy định tại Quyết định 826/2023 của Thủ tướng về việc thành lập Hội đồng và Quyết định 45/2023 ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng.

Theo Quyết định 826, Hội đồng được thành lập nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Hội đồng điều phối vùng là tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng quyết định thành lập, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng.

Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, TP là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Đây là Vùng có trình độ phát triển kinh tế thứ hai trên cả nước chỉ sau vùng Đông Nam Bộ. Giai đoạn 2005-2020, tăng trưởng kinh tế của vùng đạt 7,94%/năm, năm 2020, chiếm 29,4% GRDP cả nước, thu nhập bình quân gấp 1,3 lần bình quân cả nước...

Phát biểu tại Hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng hôm 20-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh những nội dung quan trọng về liên kết, kết nối vùng, đặc biệt là trong việc thúc đẩy ba đột phá chiến lược.

Thứ nhất, kết nối hạ tầng giao thông, nhất là tuyến đường cao tốc Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng, tuyến đường ven biển từ Thanh Hóa ra Quảng Ninh; kết nối hạ tầng kỹ thuật về điện, nước, viễn thông.

Thứ hai, về kết nối phát triển, đào tạo và sử dụng nhân lực. Thứ ba, kết nối xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi, đặc thù, vượt trội cho vùng.

Thứ tư, về tài chính, cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước đầu tư cho vùng và tạo liên kết, phát huy vai trò nguồn vốn của các địa phương theo tinh thần Nghị quyết 30 là cho phép ngân sách địa phương đầu tư các dự án vùng và liên kết vùng. Cùng với đó, đẩy mạnh liên kết, hợp tác công tư theo Luật PPP và liên kết thu hút đầu tư FDI, sử dụng nguồn vốn ODA.

Thứ năm, liên kết phát triển hạ tầng xã hội (nhất là nhà ở), y tế, giáo dục, văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Thứ sáu, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các địa phương trong vùng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm