Khám phá thiên đường ngủ quên ở xứ Thanh

Khám phá thiên đường ngủ quên ở xứ Thanh

(PLO)- Cao Sơn được ví như thiên đường, một Sa Pa hay Tam Đảo thu nhỏ ở xứ Thanh bởi vẻ đẹp hoang sơ, nơi mà con gà gáy hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình đều nghe.

Cao Sơn với độ cao gần 2.000m, sâu hun hút về phía cổng trời là vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông hoang sơ, nơi có ba bản người Thái sinh sống là Son, Bá, Mười.

Cao Sơn vùng đất được du khách ví von như một Sa Pa hay một Tam Đảo thu nhỏ giữa lòng xứ Thanh.
Cao Sơn vùng đất được du khách ví von như một Sa Pa hay một Tam Đảo thu nhỏ giữa lòng xứ Thanh.

Mùa Đông xứ Thanh tiết trời se lạnh, chúng tôi từ TP Thanh Hóa đi theo quốc lộ 1A rồi ngược quốc lộ 217 lên xã Lũng Cao (Bá Thước) để bắt đầu hành trình khám phá Son, Bá, Mười lần thứ hai theo lộ trình đặt trước.

Sau 10 năm trở lại, Son-Bá-Mười vẫn đẹp nguyên sơ như trong ký ức là vườn cam chín rộ, lại có thêm mùa hoa cải vàng mướt mát giữa thung lũng Cao Sơn đẹp mê mẩn.

Lần này trở lại Cao Sơn đã có đường giao thông lên tận bản, có điện chiếu sáng.
Lần này trở lại Cao Sơn đã có đường giao thông lên tận bản, có điện chiếu sáng.
Đường lên Cao Sơn, được dân phượt cho rằng còn khó hơn lên Mã Pí Lèng, Khau Phạ.
Đường lên Cao Sơn, được dân phượt cho rằng còn khó hơn lên Mã Pí Lèng, Khau Phạ.

Đường đi lên Cao Sơn khó khăn nên xe máy tay ga, ô tô cũng phải chấp nhận không dám mạo hiểm vượt lên Cao Sơn. Kể cả những người đi xe máy số cũng là một thử thách khó khăn khi lần đầu khám phá Son Bá Mười.

Để lên được Cao Sơn, du khách và người dân chỉ có thể thay đổi số xe liên tục lúc số 1 lúc số 2. Dù kéo tay ga hết cỡ thì chiếc xe cũng chỉ ì ạch leo từng đoạn dốc sâu hút về chân núi hay nhìn về đỉnh Cao Sơn.

Vô số những đoạn đường hình chữ z khi chinh phục Cao Sơn.

Vô số những đoạn đường hình chữ z khi chinh phục Cao Sơn.

Đường lên Cao Sơn đi qua quả núi, vách đá dựng đứng với độ dốc cao. Khi làm đường người ta phải xẻ núi mới mở đường lên Cao Sơn được.

Dòng sông mây ở thiên đường Cao Sơn.

Dòng sông mây ở thiên đường Cao Sơn.

Sáng sớm, đi qua cung đường 10km ấy là núi non hùng vĩ xen lẫn những đám mây trắng bồng bềnh bay như một dòng sông khổng lồ. Khi bình minh vừa thức giấc, du khách sẽ cảm nhận thật diệu kỳ như đang ở thiên đường.

Vẻ đẹp ở Cao Sơn khi bình minh vừa thức giấc.

Vẻ đẹp ở Cao Sơn khi bình minh vừa thức giấc.

Vượt qua eo Pha Hé, những bản làng người Thái dần hiện ra dưới nắng vàng đẹp rực rỡ khiến chúng tôi quên đi những mệt mỏi sau cung đường khúc khuỷu, quanh co, dựng đứng và xuống cấp.

Ngày mới trên vùng đất Cao Sơn.

Ngày mới trên vùng đất Cao Sơn.

Một không gian giao hòa giữa núi rừng đất trời, nếp nhà của người Thái đẹp mê mẩn cuốn hút lòng người.

Khung cảnh bình yên của bản làng người Thái hoang sơ, bình yên bởi chưa bị can thiệp quá nhiều bởi bàn tay con người hay sự đông đúc của khách du lịch đi qua nơi này.

Một điểm đáng chú ý là khí hậu trên Cao Sơn quanh năm mát mẻ.

Những bản làng của Cao Sơn là Son Bá Mười hiện ra bình yên trong chiều đông.
Những bản làng của Cao Sơn là Son Bá Mười hiện ra bình yên trong chiều đông.

Nói không ngoa, nhiều người ví như Sa Pa, Tam Đảo nhưng khi đặt chân đến nơi này mới cảm nhận được vẻ đẹp của vùng đất hơn cả những lời ví von của du khách.

Đó là vùng đất vẫn còn vẹn nguyên vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng, cùng với đó những căn nhà sàn vách gỗ ẩn hiện trong sương sớm hay mùi khói lam chiều cũng khiến ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản khi đến Cao Sơn.

Những nếp nhà của người Thái giữa cảnh sắc mây trời, nắng vàng nguyên sơ.
Những nếp nhà của người Thái giữa cảnh sắc mây trời, nắng vàng nguyên sơ.

Sau 10 năm trở lại, Son Bá Mười vẫn đẹp nguyên sơ như trong ký ức, nơi có vườn cam chín rộ và thêm cả mùa hoa cải vàng xanh mướt mát giữa thung lũng Cao Sơn đẹp mê mẩn.

Lần trở lại Cao Sơn, nhiều người dân vui mừng vì đã có đường giao thông lên tận bản, có điện chiếu sáng. Đáng vui hơn cả là người dân không còn nghèo, thiếu ăn như 10 năm trước.

Đọc thêm