Khơi thông vốn cho doanh nghiệp càng sớm càng tốt

(PLO)-  Ngành ngân hàng đang có chênh lệch rất lớn về mặt kỳ hạn giữa huy động và cho vay, bởi 80% vốn huy động là ngắn hạn nhưng có tới 50% dư nợ toàn nền kinh tế là trung dài hạn. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

“Các kênh dẫn vốn vào bể nước và ra khỏi bể nước để dẫn vào các ruộng đều đang khó” - đó là ví von của TS Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại toạ đàm "Tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp” do báo Người Lao Động tổ chức sáng 13-12.

Cần đa dạng hoá nguồn vốn

TS Phạm Chí Quang cho biết, dòng vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp không chỉ đến từ ngân hàng mà cần phải dựa thông qua thị trường vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường cổ phiếu… Và nguồn vốn quan trọng nữa của nền kinh tế là đầu tư công nhưng kết quả giải ngân chậm nên sự lan tỏa vốn từ đầu tư công ra nền kinh tế rất chậm, dẫn đến vòng quay tiền tệ của ngành NH cũng chậm theo. Rõ ràng là các kênh dẫn vốn trung dài hạn đang tắc nghẽn.

NHNN có chức năng in tiền, còn ngân hàng thương mại có chức năng tạo tiền, nghĩa là huy động tiền gửi của người dân để cho vay. Và quá trình tạo tiền này càng nhanh thì mạch máu của nền kinh tế càng lưu thông tốt hơn. Muốn vậy, phải có tiền để huy động trong đó nhất là từ đầu tư công nhưng thời gian qua rất khó khăn.

Doanh nghiệp khó đủ đường

Đứng từ góc độ của doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel, cho biết: Năm nay nếu không có sự hỗ trợ từ vốn vay ngân hàng thì đúng là doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch như chúng tôi gặp vô vàn khó khăn.

Mặc dù chúng tôi nhận được hỗ trợ rất lớn từ phía ngân hàng do hai bên đã có mối quan hệ tín dụng bền chặt qua nhiều năm nhưng các quy định về chính sách cho vay vốn đang rất chặt chẽ, nó chưa phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp sau dịch. Bởi hiện tại hệ thống tài chính của doanh nghiệp đều suy yếu và nhiều doanh nghiệp đang cần vốn để duy trì hoạt động.

Với những tiêu chí mà các ngân hàng đưa ra thì rất khó để doanh nghiệp có thể đạt được, qua đó càng gây khó khăn cho doanh nghiệp hơn nữa. Vì thế chúng tôi cho rằng NHNN nên tham mưu cho Chính phủ để ban hành các quy định cụ thể để doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn dễ thở hơn, trong đó đặc biệt với những ngành có tính liên kết vùng lớn.

"Trong ba kênh tài chính hiện nay là chứng khoán, trái phiếu và tín dụng thì kênh chứng khoán và trái phiếu gần tắc. Bản thân chúng tôi cũng chủ động tìm cách đa dạng hóa nguồn vốn chứ không phải chỉ chăm chăm dựa vào vốn vay từ ngân hàng. Và thực tế là chúng tôi đã gửi hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước suốt 5 tháng nay nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được phê duyệt.

Đáng nói đây là đợt huy động vốn mà Vietravel đã tìm được nhà đầu tư tổ chức rồi, họ đã rót vốn cho chúng tôi nhưng đến giờ vẫn chưa thấy phát hành nên giải pháp mà hai bên đưa ra là chúng tôi phải trả lãi cho khoản vốn mà họ đã rót. Số tiền lãi mà Vietravel phải trả đến thời điểm hiện tại lên tới con số triệu US", ông Nguyễn Quốc Kỳ nói.

Đối với nguồn vốn trung dài hạn từ ngân hàng, TS Phạm Chí Quang cho biết: “Tổng nguồn vốn ngắn hạn của toàn ngành ngân hàng hiện nay chiếm tới 80% vốn huy động, 20% còn lại là vốn tự có và vốn trung dài hạn. Nhưng hiện ngân hàng đang phải cho vay hơn 50% tổng dư nợ cho nền kinh tế là trung dài hạn. Điều này cho thấy ngân hàng đang có chênh lệch rất lớn về mặt kỳ hạn giữa huy động và cho vay. Và có thể dẫn đến rủi ro rất lớn về thanh khoản và khả năng chi trả cho người gửi tiền.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm