Vị này nói thêm rằng Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF) đã được cải tiến và có nhiều loại vũ khí mạnh mẽ hơn trước đây.
Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Mark Welsh lưu ý rằng số lượng máy bay của Mỹ nhỉnh hơn 2000 chiếc so với đối thủ ở châu Á. Tuy nhiên với tốc độ mà Trung Quốc đang chế tạo và triển khai các mô hình máy bay, ông Welsh cho rằng Trung Quốc sẽ nhanh chóng lấp khoảng cách ấy vào năm 2030.
PLAAF đang cho ra đời các máy bay thế hệ mới và phức tạp hơn, đáng chú ý có máy bay tàng hình Chengdu J20, Shenyang J-31 và các phiên bản được nâng cấp hiện đại hơn như J-11D và J-16. "Ngoài ra, Trung Quốc còn tiếp tục nhập khẩu máy bay chiến đấu tiên tiến do Nga chế tạo, bao gồm cả chiến đấu cơ đáng gờm Sukhoi Su-35S Flanker-E" – chuyên gia Majumdar nhấn mạnh.
Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc
Trung Quốc và Nga đã ký kết thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD nhằm phát triển quân sự vào năm ngoái. Theo đó, 24 chiếc Su-35 tiên tiến, được trang bị siêu động cơ đa chức năng của Nga sẽ được chuyển giao cho Trung Quốc vào cuối năm nay. Đáng chú ý hơn, hai nước cũng đã đạt được thỏa thuận về mở rộng khoản vay ưu đãi để tăng tốc độ sản xuất máy bay đường dài và các máy bay trực thăng hạng nặng.
Theo Tân Hoa Xã, Bắc Kinh đang thiết lập một tập đoàn từ việc sáp nhập ba nhà sản xuất động cơ máy bay: Aero Science & Technology, Avic Aviation Engine và Avic Aero-Engine Controls. "Động thái này sẽ nâng cao vị thế của Trung Quốc trong lĩnh vực thiết kế máy bay và sản xuất. Mặc dù là một trong những thị trường hàng không lớn nhất, đất nước vẫn còn phụ thuộc nhiều vào động cơ nhập khẩu" một báo cáo nhà nước cho biết.