Không thể nương nhẹ hành vi chống CSGT

Hồi đầu cô gái nói bị bệnh tim, bị hạn chế về thần kinh. Vậy mà kết quả khám sức khỏe lại cho thấy cô gái bình thường, sức khỏe ổn định. Phải chăng cô giả bộ bị bệnh để trốn tránh pháp luật, để không bị trừng phạt? Tôi đề nghị các cơ quan pháp luật của quận 12 xử lý nghiêm trường hợp này để răn đe những kẻ coi thường luật pháp.

Thảo (natalie_gemini@...)

Tôi đã xem đi xem lại clip ghi nhận cách hành xử của cô gái, cũng như đọc các phân tích của bài báo. Tôi không chấp nhận được hành động của cô gái.

Qua vụ này, các trường học nên tích cực dạy dỗ, giáo dục các em biết tôn trọng, hợp tác với người thi hành công vụ nói chung và CSGT nói riêng. Nếu không đồng tình với việc bị xử phạt, gia đình có quyền khiếu nại, khởi kiện. Việc chống đối, phản ứng thái quá là không nên bởi chính đối tượng đó sẽ tự mình làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn và phải nhận lãnh mức phạt thật nặng.

Hà Thủy (lvhathuy@...)

Theo lãnh đạo Công an quận 12, hai CSGT liên quan đã có cách cư xử đúng mực mà vẫn bảo đảm kỷ cương, pháp luật. Tôi cũng thấy mừng vì khi bị cô gái tát tay, hai chiến sĩ đó biết giữ bình tĩnh để không có sự chống trả quá lố. Nhưng tôi vẫn có cảm giác không hài lòng vì dường như cả hai không tạo được sự uy nghiêm để kịp thời chặn đứng cái tát thứ hai của cô gái.

Tôi có nghe kể nhiều CSGT rất dữ dằn, mày tao chi tớ, chửi thề với dân, thường xuyên ăn hối lộ, bảo kê xe vi phạm. Thái độ lỗ mãng và những hành vi tiêu cực này rất đáng phê phán và những cá nhân bậy bạ như thế cần sớm bị trừng trị, bị loại bỏ ra khỏi ngành. Nhưng có lẽ các CSGT cũng không nên “hiền lành” hay nhu nhược quá đỗi vì có thể bị các đối tượng vi phạm pháp luật coi thường và từ đó dẫn đến những ẩu đả hoặc những hành vi chống người thi hành công vụ không đáng có.

Trần Bá Đình (Bà Rịa-Vũng Tàu)

Tội chống người thi hành công vụ

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: A) Có tổ chức; B) Phạm tội nhiều lần; C) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; D) Gây hậu quả nghiêm trọng; Đ) Tái phạm nguy hiểm.

(Theo Điều 257 Bộ luật Hình sự)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

(PLO)- Chủ nuôi chó, mèo phải đáp ứng điều kiện nuôi để chính quyền dễ quản lý, giảm tình trạng một nhà nuôi số lượng lớn làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.