‘Phải mạnh dạn dỡ bỏ rào cản pháp lý với mô hình kinh tế mới’

Kinh tế chia sẻ là mô hình kinh tế mới. Cụ thể ở đây là sự xuất hiện của bên thứ ba là nền tảng công nghệ kết nối, nên quan hệ hợp đồng kinh doanh trong kinh tế chia sẻ có ít nhất quan hệ ba bên, thay vì hai bên như hợp đồng truyền thống. Từ đó làm nảy sinh các mối quan hệ mới, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp truyền thống và phương thức kinh tế chia sẻ trên cùng một thị trường sản phẩm hàng hóa, dịch vụ…”.

Hội nghị nhận được nhiều sự góp ý của các chuyên gia nhằm hoàn thiện đề tài nghiên cứu mô hình kinh tế chia sẻ của Bộ Tư pháp. Ảnh: V.LONG

Ông Hoàng Văn Cương, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nêu vấn đề như trên tại hội thảo "mô hình kinh tế chia sẻ, những vấn đề  pháp lý đặt ra", do Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) tổ chức, diễn ra sáng 16-4.

Theo ông Hoàng Văn Cương, sự ra đời của mô hình kinh tế chia sẻ như dịch vụ chia sẻ giao thông (Grab, Gojek,  Fastgo…), dịch vụ lưu trú (Airbnb, Travelmob, luxstay), cho vay ngân hàng (tập trung doanh nghiệp Fintech)…  đã thúc đẩy cạnh tranh và tính minh bạch của thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Đồng thời giúp mở rộng, tăng quy mô thị trường cả về hoạt động giao dịch, cung sản phẩm, số lượng chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường…

Tuy nhiên, mô hình này ra đời cũng dẫn tới xung đột lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh truyền thống với chủ thể kinh doanh chia sẻ trên cùng thị trường sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Từ đó làm nảy sinh xung đột lợi ích và mâu thuẫn trong xã hội

Trong khi Việt Nam chưa có đầy đủ quy định pháp lý đối với mô hình kinh tế chia sẻ. Vì vậy, sự phát triển của mô hình này đang gặp khó và gây lúng túng cho công tác quản lý nhà nước, trong việc xác định bản chất, cách thức vận hành, quản lý.

Vì vậy, ông Hoàng Văn Cương cho rằng nhà nước cần sớm hoàn thiện khuôn khổ hệ thống pháp luật và chính sách theo hướng vừa đảm bảo các hoạt động kinh tế chia sẻ được quy định rõ, như thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ đáp ứng các điều kiện kinh doanh chuyên ngành, nhưng vừa khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi cũng như phát triển mô hình kinh tế chia sẻ.

Còn PGS.TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng quan trọng nhất là nhà nước cần phải thay đổi tư duy về quản lý, chấp nhận cái mới, đồng thời cho phép các mới thử nghiệm các mô hình tiên phong. Đặc biệt, phải mạnh dạn dỡ bỏ các rào cản pháp lý không phù hợp.

“Hệ thống pháp luật cũng cần sửa đổi với mục tiêu hướng tới đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mô hình chia sẻ. Khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số và phát triển nền kinh tế số…”- ông Chung kiến nghị.

Về quản lý thuế, ông Chung đề xuất đối với nhà cung cấp nền tảng trung gian có trụ sở tại Việt Nam cần áp dụng thuế theo tỉ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được hưởng là 5%; tỉ lệ % để tính thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu được hưởng là 5%...

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.